xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh viện còn xa lạ với CNTT

Bài và ảnh: CHÁNH TRUNG

Rất nhiều ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, quản lý dữ liệu y tế, quản lý ngành... không được các bệnh viện quan tâm ứng dụng

Ngày 24-6, tại Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam lần thứ 21 tại TP HCM, các chuyên gia về công nghệ đã giới thiệu một loạt giải pháp phù hợp cho các hệ thống bệnh viện, ngành y tế tại Việt Nam. Theo các chuyên gia, ngành y tế nên nhanh chóng triển khai các giải pháp này cũng như nhiều giải pháp CNTT khác để giúp các bệnh viện hoạt động hiệu quả, bệnh nhân an tâm hơn.

Bác sĩ Trần Văn Hội, Giám đốc phát triển dự án của Công ty CP Tin học Lạc Việt, cho biết: Giải pháp quản lý bệnh viện thông minh SureHIS của Lạc Việt sẽ xây dựng bệnh án điện tử để tối ưu quy trình khám chữa bệnh.

“Với giải pháp này, bác sĩ có thể hội chẩn online, truy cập bệnh án điện tử từ xa. Các điều dưỡng, y tá sẽ giảm thời gian làm việc hành chính để tăng thời gian phục vụ bệnh nhân. Còn bệnh nhân có thể xem hồ sơ bệnh án điện tử, đặt lịch hẹn khám bệnh hay hỏi đáp sức khỏe qua mạng dễ dàng hơn” - bác sĩ Hội dẫn chứng.

Công ty CP Tin học Lạc Việt giới thiệu giải pháp quản lý bệnh viện thông minh SureHIS
Công ty CP Tin học Lạc Việt giới thiệu giải pháp quản lý bệnh viện thông minh SureHIS

Giới thiệu một giải pháp khác, ông Nguyễn Chí Ngọc, đại diện chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) và Phòng thí nghiệm Tele-medicine (Trường Đại học Bách khoa TP HCM), cho rằng hệ thống hội chẩn y tế iTeleM được hai bên xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị từ xa. Hệ thống này hiện được ứng dụng tại các bệnh viện Nhân dân 115, Bình An, Đại học Y dược TP HCM và Trung tâm Medic Hòa Hảo. Theo ông Ngọc, mỗi năm, chương trình này giúp các bệnh viện tiết kiệm được 60 tỉ đồng tiền nhập nguyên vật liệu phục vụ in và rửa phim.

Tại hội thảo, ông Vũ Thanh Long, đồng sáng lập Công ty eDoctor, cũng đưa ra một mô hình ứng dụng rất tiện lợi cho bệnh nhân khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Với ứng dụng eDoctor trên smartphone, người dùng có thể nhờ bác sĩ tư vấn, tra cứu thuốc, tìm cơ sở y tế gần nhất hay theo dõi hồ sơ sức khỏe… Hiện tại, eDoctor đã kết nối được hàng trăm bác sĩ và có trên 100.000 người tham gia.

Buổi hội thảo cũng thu hút nhiều hãng công nghệ quốc tế như Panasonic, Dell, Microsoft... tham gia. Những hãng này đưa ra các mô hình ứng dụng CNTT trong phẫu thuật, chẩn đoán, số hóa cơ sở dữ liệu y tế... để nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc sức khỏe người dân.

Ứng dụng quá chậm

TS-BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho rằng nhiều đơn vị y tế chưa chú trọng đến phát triển ứng dụng CNTT, chưa đáp ứng được yêu cầu hạ tầng, nhân lực CNTT. Việc ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan quản lý về y tế. Hiện nay, rất cần đánh giá lại thực trạng ứng dụng CNTT của ngành y tế để có cơ sở định hướng đúng trong đầu tư ứng dụng CNTT, đáp ứng được yêu cầu phục vụ đắc lực cho công tác chăm sóc sức khỏe của người dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo