xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biết ơn lòng dân

Bài và ảnh: Nam Dương

Mình hy sinh thì không sao, vì chọn ngành tình báo thì coi như đã chấp nhận cái chết cận kề, nhưng còn công việc thì không thể để hỏng. Đại tá - Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang) đã bộc bạch như vậy

Nếu như tài năng của điệp viên 007 chỉ là kết quả của sự tưởng tượng phong phú của các nhà làm phim ở Hollywood, thì tài nghệ bắn súng không cần nheo mắt bằng cả hai tay bách phát bách trúng, lái xe giỏi, thông thạo hai ngoại ngữ Anh, Pháp, viết văn, làm thơ... của ông lại có được từ sự khổ luyện.

Ông là Đại tá - Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Tàu (tức Tư Cang, SN 1928, tại Long Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu), cụm trưởng cụm tình báo H63.


Bài học đầu về lòng yêu nước


“Thuở nhỏ, nhà nghèo lắm, tôi thường phải nhịn ăn, tranh thủ làm thêm những ngày nghỉ để dành tiền mua sách. Nhưng do ham học nên tôi luôn được đánh giá là học trò giỏi”. Ông Tư Cang mở đầu câu chuyện với tôi như thế. Năm 1941, nhờ thầy dạy võ cho 5 đồng, ông có tiền lên Sài Gòn thi vào Trường Petrus Ký và đậu thứ 7 trong số hơn 600 học sinh dự khóa thi năm ấy.

Dù được cấp học bổng miễn phí ăn, ở nội trú, nhưng gia đình phải đi vay mượn trên 200 đồng để sắm sửa quần áo, đồ dùng cho ông theo học. Số tiền này, suốt 4 năm sau nhà ông vẫn chưa trả hết. Bốn năm học ở đây ông đã tiếp thu được tinh thần yêu nước, căm ghét giặc Pháp xâm lược qua các buổi nói chuyện của các bậc đàn anh như Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng trong các chuyến đi dã ngoại.

img
Ông Tư Cang ký tặng phóng viên cuốn sách Trái tim người lính của ông


Ít lâu sau, khi quân đồng minh tấn công phát xít Nhật, nhà trường sơ tán, ông trở lại quê nhà, tham gia lực lượng Thanh niên Tiền phong, cướp chính quyền. Năm 1947, ông ra chiến khu và từ đây bắt đầu cuộc đời người chiến sĩ.


Vốn liếng tiếng Pháp trong những năm học tại Trường Petrus Ký đã giúp ông được chọn vào ngành tình báo. “Những năm đầu vào nghề, công việc đơn giản lắm, có khi chỉ là theo dõi ghi lại quy luật đi lại của quân giặc ở một đồn nào hoặc đếm số xe quân sự chạy đi, chạy về trên một tuyến đường trong ngày để làm cơ sở cho cấp trên nghiên cứu”- ông Tư Cang kể.

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và năm 1961 được tuyển  chọn vào ngành tình báo quân sự. Ông trở về Nam năm 1962 và tiếp nhận lưới tình báo trong đó có điệp viên lừng danh Phạm Xuân Ẩn.


Gan dạ, táo bạo


Khi Mỹ đưa quân vào miền Nam, cấp trên chỉ đạo ông phải vào nội thành nắm chắc tình hình của lưới để có những chỉ đạo kịp thời. Giữa năm 1966, ông trở lại Sài Gòn. “Đi đến đâu cũng thấy Mỹ, có thể bị bắt, thủ tiêu bất cứ lúc nào, lòng không khỏi lo lắng. Mình hy sinh thì không sao, vì đã chọn ngành này thì coi như đã chấp nhận cái chết cận kề, nhưng còn công việc thì không thể để hỏng”- ông Tư Cang tâm sự.

Sau ba ngày nằm trong gia đình cơ sở, ông “móc” ông Ẩn đến để bàn công tác. Sau chuyến thị sát này, ông đã báo cáo với cấp trên là “trong nội đô thì chính lòng dân là nơi bảo vệ tốt nhất, có thể cử cụm trưởng vào sống trong nội thành để chỉ huy”. Vì thế, cấp trên đã điều thêm 4 cụm trưởng khác vào nội thành trực tiếp đi sát cơ sở nắm tình hình.


Với các vỏ bọc khác nhau, nhiều lần ông đã đột nhập vào nội ô theo sát ông Ẩn, thu thập thông tin, phân tích tình hình. Ông Tư Cang nhận xét: “Những tin mà ông Ẩn lấy được đều là những thông tin cực kỳ quan trọng. Đáng kể nhất là kế hoạch phối hợp hoạt động hằng năm giữa quân Mỹ và Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn đều được ông Ẩn thu thập kịp thời và sau đó chuyển về cứ an toàn. Nhờ đó, cấp trên biết trước kế hoạch hoạt động của địch một thời gian dài để có phương án đối phó phù hợp”.


Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được rút về căn cứ để giữ an toàn cho ông Phạm Xuân Ẩn và giữ chức vụ phó chính ủy kiêm chủ nhiệm chính trị Phòng Tình báo Miền (B2). Trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975, ông là chính ủy Lữ đoàn Biệt động đặc công chịu trách nhiệm đánh chiếm và giữ vững những cây cầu quan trọng bảo đảm giao thông thông suốt cho đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ

Sau 34 năm trong quân ngũ, năm 1981, ông Tư Cang về nghỉ hưu tại khu phố 5, phường 25, quận Bình Thạnh - TPHCM. Nghỉ hưu, nhưng tinh thần chiến đấu của người lính trong ông vẫn hừng hực. Ở khu phố, ông tham gia nhiều hoạt động của chi hội cựu chiến binh, chủ nhiệm câu lạc bộ khuyến học, câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc... 


Trong khuôn viên của đại gia đình ông hôm nay còn có nhiều sinh viên nghèo được ông cho ở trọ để đi học. “Tôi đã từng được giúp đỡ để đi học, rồi tham gia quân đội và có được như hôm nay.

Mình trưởng thành từ nhân dân, được nhân dân đùm bọc, chở che nên giúp các cháu nơi ở, giúp người dân nghèo để trả ơn những người từng cưu mang giúp đỡ mình ngày xưa. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ”.

Mốc son lịch sử

 Sáng 20-12, tại Dinh Thống nhất, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TPHCM đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 20 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2009).


Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, đã ôn lại truyền thống vẻ vang, đầy tự hào của Quân đội Nhân dân Việt Nam suốt 65 năm qua. Bí thư Thành ủy TPHCM khẳng định: “Sự ra đời của Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh dấu một mốc son lịch sử trong tiến trình cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đó là quân đội anh hùng sản sinh ra từ một dân tộc anh hùng. Trải qua những chặng đường cách mạng đầy cam go, thử thách, quân đội ta luôn nêu cao ý chí quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng. Quân đội Nhân dân Việt Nam thật xứng danh với danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân dân đã phong tặng”. 


Trung tướng Lê Thành Tâm, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TPHCM, đại diện 60.000 hội viên Hội Cựu chiến binh TP, phát biểu: “Chúng tôi nguyện phấn đấu thành những công dân tiêu biểu của TP về lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, sự kiên định về con đường và mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa...”.

Trung úy Lê Trường An, Trung đoàn Gia Định, hứa: “Chúng tôi nguyện mãi mãi nêu cao lòng tự hào dân tộc, trân trọng lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc nói chung và Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng nói riêng, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ để xứng đáng với thế hệ cha, anh đi trước”.


Cùng ngày, UBND TPHCM đã tổ chức buổi gặp mặt các tướng lĩnh. Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải đã đi thăm, chúc mừng Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Tổng cục hai bộ Quốc phòng tại TPHCM.

N.D


Kỳ tới: Luôn nghĩ mình là người lính

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo