xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biểu quyết về đặc trưng kinh tế của CNXH

Hà Thành-Nam Dương

Không khí thảo luận các văn kiện Đại hội XI sôi nổi, có trao đổi, tranh luận. Nội dung các ý kiến rất phong phú, thẳng thắn, tâm huyết

Sáng 18-1, thay mặt Đoàn Chủ tịch, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư (khóa X), đã trình bày báo cáo tiếp thu giải trình của Đoàn Chủ tịch về ý kiến thảo luận của các đại biểu đối với các văn kiện Đại hội XI của Đảng.  Đã có 1.402 lượt ý kiến phát biểu ở đoàn và 27 ý kiến ở hội trường về các văn kiện Đại hội XI từ chiều 12 đến hết ngày 14-1.

 
Theo ông Trương Tấn Sang, hầu hết các ý kiến đồng tình với các văn kiện trình đại hội và cho rằng các văn kiện đã được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, khoa học và nghiêm túc, có sự đổi mới cả về nội dung và cách thể hiện; đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực tế tình hình của đất nước và của Đảng.
 
Không mơ hồ, mất cảnh giác
 
Về cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), đa số ý kiến đồng ý tên gọi của cương lĩnh như dự thảo nhưng nhiều ý kiến cũng đề nghị bổ sung cụm từ “và bảo vệ” để tên của cương lĩnh là: “Cương lĩnh xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH)”.
 
Theo ông Trương Tấn Sang, tên của Cương lĩnh năm 1991 tuy không có từ “bảo vệ” nhưng trong nội dung cương lĩnh đã nêu đầy đủ các yêu cầu, phương hướng, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc với hàm nghĩa: Xây dựng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng và cả hệ thống chính trị, tạo ra sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ Tổ quốc XHCN. “Ở đây tuyệt nhiên không có ý mơ hồ, chủ quan, mất cảnh giác” - ông Trương Tấn Sang khẳng định.
 
 
img
Đại biểu bỏ phiếu thông qua các văn kiện của Đại hội XI. Ảnh: TTXVN


Nhưng do có những ý kiến khác nhau, Đoàn Chủ tịch vẫn đề nghị đại hội cho biểu quyết để lựa chọn một trong hai phương án: 1. Giữ tên gọi như dự thảo “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011)”; 2. Bổ sung cụm từ “và bảo vệ” thành “Cương lĩnh xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011)”.
 
Sở hữu đất đai là vấn đề hệ trọng
 
Về đặc trưng kinh tế của CNXH mà chúng ta đang xây dựng, ông Trương Tấn Sang cho biết đa số ý kiến đồng tình thể hiện như trong dự thảo là “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”.
 
Một số ý kiến đề nghị thể hiện như Đại hội X là “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp” hoặc “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”.
 

Về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong 5 năm 2011 – 2015, một số ý kiến đề nghị nâng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm 2011-2015 từ 7% - 7,5%/năm lên 7,5% - 8%/năm. Vì thế, Đoàn Chủ tịch xin kiến nghị đại hội cho giữ chỉ tiêu tăng trưởng GDP bình quân là 7% - 7,5%/năm như trong báo cáo chính trị.

Giải trình trước đại hội, ông Trương Tấn Sang cho biết trong quá trình chuẩn bị Đại hội XI, đặc trưng “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” trong Cương lĩnh năm 1991 đã được Trung ương thảo luận nhiều lần, và mới đây, Hội nghị Trung ương 14 đã biểu quyết với 55,06% ý kiến nhất trí giữ như Cương lĩnh năm 1991 nhằm nói rõ mục tiêu phải đạt được khi kết thúc thời kỳ quá độ lên CNXH.
 
Thể hiện như Đại hội X tuy phù hợp với chính sách phát triển các thành phần kinh tế của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay, tránh được cách hiểu coi nhẹ đối với khu vực kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân nhưng lại có phần trừu tượng, không rõ đến khi kết thúc thời kỳ quá độ lên CNXH, quan hệ sản xuất phù hợp lúc đó là như thế nào.
 
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, ông Trương Tấn Sang đề nghị đại hội cho biểu quyết để lựa chọn một trong hai phương án: 1. “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” (như dự thảo); 2. “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” (như tinh thần Đại hội X, có bổ sung từ “tiến bộ”).
 
Liên quan đến chế độ sở hữu, có ý kiến cho rằng vấn đề sở hữu đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu quản lý nhưng thực tế còn nhiều vướng mắc, chế độ công hữu đất đai chỉ còn với đất quốc phòng, an ninh.
 
Có ý kiến đề nghị nói rõ trong cương lĩnh về sở hữu đất đai. Tuy nhiên, theo Đoàn Chủ tịch, đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị, xã hội, đồng thời ý kiến còn rất khác nhau, chưa đủ cơ sở để kết luận. “Trong nhiệm kỳ tới cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để sửa đổi Luật Đất đai, chưa nên nêu cụ thể trong cương lĩnh về vấn đề này” - Đoàn Chủ tịch đề nghị với đại hội.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo