xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Bộ GD-ĐT đừng sợ mất quyền...”

Bài và ảnh: Đặng Trinh

Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng khẳng định TP phải chấm dứt dạy thêm, học thêm, “chạy” trường, “chạy” lớp vì những tình trạng này xử lý được ngay

Tại cuộc họp của lãnh đạo TP HCM với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ vào sáng 7-6 để bàn về phát triển GD-ĐT của TP, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP, kiến nghị nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc cho phép TP tự xây dựng khung chương trình giáo dục và bộ sách giáo khoa phù hợp thực tiễn; chương trình cấp học xây dựng theo hướng mở với 8 môn học/năm.

Hãy mạnh dạn phân cấp...!

Theo ông Sơn, do đặc thù là TP lớn, tốc độ tăng dân số kéo theo tăng học sinh trung bình hằng năm khoảng 65.000 em nên mỗi năm, TP HCM cần xây mới gần 3.000 phòng học là áp lực lớn đối với việc nâng chất lượng dạy và học. Với bậc mầm non, nhu cầu giữ trẻ rất cao nhưng ngành chưa thể đáp ứng đầy đủ. Sĩ số học sinh/lớp đông, số lớp học 2 buổi/ngày chưa đạt yêu cầu, gây khó khăn trong đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Ngoài ra, chương trình giáo dục phổ thông vẫn còn nặng nề, quá tải, đậm hàn lâm, thiếu thực hành, ứng dụng, dẫn đến học sinh phải học nhiều, thiếu thời gian vận dụng kiến thức trong thực tế dẫn đến phải học thêm, giáo viên phải dạy thêm…

Sĩ số học sinh đông luôn là áp lực cho ngành giáo dục TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Sĩ số học sinh đông luôn là áp lực cho ngành giáo dục TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Chính vì những đặc thù đó, Sở GD-ĐT kiến nghị Bộ GD-ĐT có cơ chế riêng cho TP HCM. Chẳng hạn, các trường chuyên, lớp chuyên được thi một số tín chỉ ở một số môn tương ứng, phù hợp đang giảng dạy trong các trường ĐH, CĐ để được chứng nhận hoàn thành tín chỉ môn cơ bản; cho phép các trường chủ động trong việc điều chỉnh thời lượng giảng dạy của các bộ môn; cho các trường CĐ, TCCN công lập tự quyết định chương trình, được nhập khẩu trực tiếp các chương trình đào tạo tiên tiến từ nước ngoài, tự quyết định mức học phí, chỉ tiêu tuyển sinh...

Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho rằng hiện nay, TP HCM có 13 triệu dân, nếu mô hình ở TP thành công sẽ nhân rộng khắp cả nước. Những gì luật chưa quy định hoặc chưa sửa thì cho TP thí điểm vì nền giáo dục hội nhập, để có nguồn nhân lực chất lượng cao thì GD-ĐT phải đi đầu. Ông nhất trí với kiến nghị của Sở GD-ĐT nhưng yêu cầu phải có đề án tổng thể thì mới xin cơ chế riêng được. Khi xây dựng đề án, những gì liên quan đến cơ chế, chính sách vẫn phải dựa trên luật về GD - ĐT, không phụ thuộc ý chí chính trị, ý chí chủ quan của cá nhân nào. Đặc biệt, TP phải chấm dứt ngay tình trạng dạy thêm, học thêm, “chạy” trường, “chạy” lớp vì những cái này xử lý được ngay.

Ông Thăng cũng yêu cầu phải đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, không phân biệt trường công, tư nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh. “Bộ GD-ĐT đừng sợ mất quyền, đừng sợ làm sai. Hãy mạnh dạn thực hiện phân cấp, ủy quyền, thí điểm cho TP HCM. Nếu lo ngại cơ chế không xử lý được cán bộ thì chủ tịch UBND TP sẽ chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng giáo dục trước Bộ GD-ĐT” - ông Đinh La Thăng nhấn mạnh.

Phải bảo đảm chất lượng

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng nếu muốn tạo sự chuyển biến rõ nét thì TP phải có đề án tổng thể. Trong đó, chú ý việc quy hoạch các trường ĐH. Bộ GD-ĐT cũng ủng hộ chủ trương di dời các trường ĐH ra ngoại thành.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết cơ bản đồng ý với những kiến nghị của ngành GD-ĐT TP HCM, trong đó có việc giao quyền cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra công nhận tốt nghiệp THPT… Ông Nhạ đề nghị TP mạnh dạn giảm tải, cấm dạy thêm, học thêm và ngành GD-ĐT sẽ thực hiện chủ trương này trong cả nước. Bộ GD-ĐT cũng sẽ cùng TP HCM hoàn thành những quy chuẩn về hội nhập, từ chuẩn này sẽ kéo theo hàng loạt chuẩn khác như giáo viên, chương trình… để nền giáo dục của chúng ta không tách biệt với giáo dục khu vực.

“Về nguyên tắc, tôi đồng ý với việc giao quyền tự chủ 100% cho các trường CĐ, TCCN công lập tự quyết định chương trình, được nhập khẩu trực tiếp các chương trình đào tạo tiên tiến từ nước ngoài, tự quyết định mức học phí, chỉ tiêu tuyển sinh... nhưng phải bảo đảm chất lượng. Tôi khuyến khích các trường ĐH, CĐ, TCCN nghiên cứu chọn lựa chương trình tốt của nước ngoài để nhập khẩu đào tạo” - ông Nhạ nói.

Phát huy đặt hàng

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh giáo dục và đào tạo của TP phải đi vào hội nhập. TP HCM đang có hơn 8.000 giáo sư và tiến sĩ, nếu không phát huy được nguồn lực này thì sẽ không trở thành văn minh, hiện đại được. Sắp tới, TP sẽ hình thành hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH do chủ tịch UBND TP làm chủ tịch để xác định các trường đào tạo theo nhu cầu của xã hội; tổ chức không gian các trường ĐH hợp lý hơn; phát huy cơ chế đặt hàng các chuyên gia tham gia giải quyết các vấn đề của TP.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo