xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ mặc nước thải chung cư

Bài và ảnh: Minh Khanh

Nhiều chung cư trên địa bàn TP HCM không có hoặc không vận hành hệ thống xử lý nước thải mà xả thẳng ra môi trường

Theo quy định, các chung cư, khu dân cư mới phải đánh giá tác động môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Hạng mục này cũng là điều kiện đủ để được cấp phép xây dựng và nghiệm thu hoàn công công trình.

Xả thẳng ra sông

Chung cư 4S Riverside (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) có hệ thống xử lý nước thải rộng khoảng 70 m2 nhưng nắp hầm dẫn vào bên trong hệ thống phủ chằng chịt cây cỏ. Ông Đỗ Quốc Thắng, trưởng ban quản trị chung cư, cho biết chung cư đã hoạt động từ năm 2009 nhưng đầu năm nay, chủ đầu tư mới bàn giao hệ thống xử lý nước thải. “Hiện trạng hệ thống xử lý khi bàn giao gồm máy thổi khí, bể hóa chất, máy khuấy hóa chất, bơm định lượng hóa chất không hoạt động được, còn bộ phần điều kiển xử lý nước thải thì hư. Chúng tôi có hỏi lý do nhưng không nhận được phản hồi từ phía chủ đầu tư” - ông Thắng nói. Vì vậy, toàn bộ nước thải từ chung cư 4S không được xử lý mà xả trực tiếp ra sông Sài Gòn.

Hệ thống xử lý nước thải của chung cư 4S Riverside (quận Thủ Đức, TP HCM) ngưng hoạt động đã lâu

Hệ thống xử lý nước thải của chung cư 4S Riverside (quận Thủ Đức, TP HCM) ngưng hoạt động đã lâu

Chung cư 584 Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú) cũng đi vào hoạt động từ năm 2009 nhưng không có hệ thống xử lý nước thải. Theo bà Võ Thị Hồng Nga, phó ban quản trị chung cư, khi nhận bàn giao hồ sơ kỹ thuật tòa nhà từ chủ đầu tư (Công ty CP Đầu tư xây dựng và Khai thác công trình giao thông 584) không thấy có hạng mục hệ thống xử lý nước thải, bản vẽ tổng thể mặt bằng cũng không thấy thể hiện. “Chúng tôi có hỏi nhưng chủ đầu tư nói là không có” - bà Nga cho biết. Do đó, toàn bộ lượng nước thải của chung cư 584 cũng xả thẳng ra cống công cộng. Hằng tháng, chung cư 584 sử dụng gần 6.800 m3 nước sạch.

Phí chồng phí

Việc thu phí vận hành hệ thống xử lý nước thải tại các chung cư cũng khác nhau. Ông Đặng Minh Thành, Trưởng Ban Quản lý chung cư Orient Apartment (quận 4), cho biết chung cư có hệ thống xử lý nước thải công suất 200 m3/ngày đêm. Chi phí vận hành hệ thống xử lý này được lấy từ nguồn quỹ của chung cư (gồm phí quản lý và tiền cho thuê mặt bằng kinh doanh) chứ không có khoản thu riêng về xử lý nước thải. Trong khi đó, tại chung cư Bàu Cát 2 (quận Tân Bình), Công ty CP Địa ốc Tân Bình, chủ đầu tư chung cư, đang thu phí xử lý nước thải với giá 1.452 đồng/m3 theo khối lượng nước sạch đầu vào. Năm 2008, hệ thống xử lý nước thải được đưa vào sử dụng có công suất 1.000 m3/ngày đêm, phục vụ 9 block chung cư với 1.500 căn hộ. Chủ đầu tư cho rằng thời điểm đó, người dân vừa đóng phí bảo vệ môi trường (bằng 5% giá bán nước sạch) vừa đóng phí xử lý nước thải nên tạm thời chưa thu phí xử lý nước thải để giảm bớt khó khăn cho người dân. Năm 2013, chủ đầu tư có văn bản đề nghị Chi cục Bảo vệ môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) xem xét không thu phí bảo vệ môi trường của người dân chung cư Bàu Cát 2 để người dân đóng phí xử lý nước thải.

Tuy nhiên, theo phản hồi của Chi cục Bảo vệ môi trường, cư dân chung cư không thuộc đối tượng được miễn đóng phí bảo vệ môi trường. Nếu chủ đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải thì phải thu thêm phí dịch vụ để trang trải. Từ ý kiến của Chi cục Bảo vệ môi trường, chủ đầu tư thu thêm phí xử lý nước thải, truy thu từ tháng 7-2011. Ông Ngô Tiều, Trưởng Ban Quản trị lô E, cho biết người dân lô E không đồng ý đóng phí. “Công trình xử lý nước thải được tính vào giá bán chung cư, như vậy người dân chung cư phải bỏ tiền xây hệ thống xử lý nước thải còn người dân bên ngoài thì được nhà nước xây cho. Thế mà người dân ở ngoài chỉ đóng phí bảo vệ môi trường trong khi chúng tôi phải đóng đến 2 khoản phí. Chúng tôi cho rằng các đơn vị cấp nước phải có trách nhiệm trích tiền phí bảo vệ môi trường để các chủ đầu tư vận hành hệ thống xử lý nước thải” - ông Tiều kiến nghị. Còn người dân tại lô M đã gửi văn bản yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn trả phí xử lý nước thải mà họ đã đóng 6 tháng trước vì “luật pháp không quy định người dân phải đóng phí xử lý nước thải”. Còn tại chung cư Saigon Pearl (quận Bình Thạnh), người dân phải đóng phí xử lý nước thải với giá 3.000 đồng/m3.

Do chồng chéo, lực lượng mỏng (!)

Một đại diện Sở Xây dựng cho biết TP HCM có khoảng 1.000 chung cư đã đi vào hoạt động. Sở có tổ chức nhiều đoàn thanh, kiểm tra nhưng chủ yếu là liên quan tới tranh chấp diện tích chung-riêng, hoạt động của ban quản trị, các loại phí... chứ chưa kiểm tra về lĩnh vực môi trường. Cũng theo sở này, có sự chồng chéo trong quy định, cụ thể: Kiểm tra về nồng độ xả thải là ngành tài nguyên - môi trường nhưng trách nhiệm xử phạt lại là ngành xây dựng trong khi ngành xây dựng lại không có chuyên môn về môi trường. Trong khi đó, nhiều quận - huyện thừa nhận chỉ mới tập trung kiểm tra vấn đề bảo vệ môi trường tại các cơ sở kinh doanh, còn chung cư hay các khu dân cư mới thì rất hiếm hoi vì lực lượng mỏng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo