xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Nông dân vẫn có lãi

Tô Hà - Văn Duẩn

(NLĐO)- Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm giá thành chăn nuôi để trong điều kiện khó khăn, nông dân vẫn có lãi - Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định khi trả lời chất vấn về giải pháp khắc phục tình trạng ngành chăn nuôi suy giảm do dịch bệnh tăng, giá thức ăn cao, hàng nhập lậu nhiều.

img
Bộ trưởng Cao Đức Phát mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5 - QH khoá XIII
 

14 giờ chiều nay, 12-6, phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp thứ 5 - Quốc hội khoá XIII bắt đầu bằng việc Trưởng ban dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Hiền trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIII.

 

Tiếp đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, thay mặt Chính phủ, trình bày Báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.

 

Ngay sau đó, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Cao Đức Phát đã "mở hàng" phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 5 này. Đây cũng là tư lệnh ngành duy nhất thuộc lĩnh vực kinh tế trả lời chất vấn trực tiếp ở kỳ họp này.

 

Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội tập trung vào các nhóm vấn đề như: biện pháp khắc phục, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp gắn với giải quyết việc làm, tăng xuất khẩu nông sản; cơ chế, chính sách hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới; và công tác quản lý Nhà nước về vấn đề giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi để hạn chế tiêu cực và thúc đẩy sản xuất.
 

Khẳng định nông nghiệp là bệ đỡ quan trọng giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn nhưng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Hoàng Ngân (TPHCM) “chê” các giải pháp của tư lệnh ngành nông nghiệp hiền quá, khó tạo được sự bứt phá.

 

ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TPHCM) khẳng định, nông nghiệp đã có đóng góp quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy xuất siêu nhưng người nông dân lại đang thua lỗ kép vì doanh thu giảm nghiêm trọng nhưng chi phí tiêu dùng tăng. Bộ trưởng có giải pháp đột phá gì mới để giúp nông dân thoát nghèo, yên tâm sản xuất. ĐB này cũng đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm về việc  có cần thiết phải đề nghị Chính phủ có một gói hỗ trợ tài chính trực tiếp bằng vốn cho nông dân hay không.

 

Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời, nền kinh tế khó khăn càng khiến cho ngành nông nghiệp thấy rõ nguyên nhân và các vấn đề đang phải đối mặt. Giải pháp đột phá để cải thiện tình hình là phải triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng suất lao động gắn với mô hình nông thôn mới. “Chỉ có như vậy mới giải quyết căn cơ tồn tại của ngành có hiệu quả” - Bộ trưởng Phát nói.

 

Về khả năng tung một gói giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho nông dân để vượt qua khó khăn, Bộ trưởng không nói rõ quan điểm của mình về việc nên hay không mà trả lời chung rằng khó khăn lớn nhất người nông dân đang phải đối mặt là thị trường. Lúa chín đầy đồng khắp từ Nam ra Bắc, trái cây, lợn, gà, cá tra đều thu hoạch nhiều nhưng thị trường khó khăn, giá xuống nên thu nhập của nông dân giảm nghiêm trọng. Chính phủ vừa hỗ trợ doanh nghiệp cấp tốc mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, giá lúa mấy ngày nay đã nhích 100-200 đồng/kg. Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo về tăng tín dụng, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản…

 

Lập luận này vấp ngay phản ứng của ĐB Trần Hoàng Ngân, đồng thời là một chuyên gia kinh tế. “Tôi thấy giải pháp của Bộ trưởng còn hiền quá”, ĐB Trần Hoàng Ngân “chê” và diễn giải thêm rằng trong nhiều lĩnh vực khác như xây dựng, bất động sản, các Bộ thường xuyên tổ chức nhiều hội thảo để đề xuất Chính phủ có giải pháp, có hỗ trợ. Ngành nông nghiệp cũng đang rất khó khăn song tiếng nói của  ngành còn nhẹ.

 

“Tôi mong Bộ trưởng thể hiện sự mạnh mẽ hơn để nông nghiệp  có thể được hỗ trợ bằng các giải pháp hết sức cụ thể” - ĐB Ngân yêu cầu.

 

Điều hành phiên thảo luận, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã nhắc Bộ trưởng Cao Đức Phát lưu ý đến những đề xuất và nhận xét của ĐBQH Trần Hoàng Ngân.

 

Trả lời câu hỏi của ĐB tỉnh Lâm Đồng khi nào bố trí vốn cho hồ thủy lợi Đạ Lây (huyện Đạ Tẻh - tỉnh Lâm Đồng) như đã hứa từ kỳ họp trước, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói: “Tôi luôn ghi trong tâm khảm lời hứa với nhân dân Lâm Đồng nhưng nguồn vốn hạn chế, cần phải có thứ tự ưu tiên”. Bộ trưởng cho biết thêm đã liên hệ với các nhà đầu tư quốc tế để lo vốn cho công trình này, tiếp tục hứa khi nào có kết quả sẽ báo cáo sau. 

Trước đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng nhận được câu hỏi chất vấn của nhiều ĐBQH liên quan đến các giải pháp hạn chế tình trạng được mùa mất giá, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài…

 

ĐB Nguyễn Thị Bích Diệp (Yên Bái) đặt câu hỏi “Bộ trưởng có giải pháp gì khắc phục tình trạng ngành chăn nuôi suy giảm do dịch bệnh tăng, giá thức ăn cao, khó tiêu thụ sản phẩm vì hàng nhập lậu nhiều?”.

 

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết đã chỉ đạo quyết liệt 3 biện pháp, gồm phối hợp địa phương giám sát quyết liệt dập dịch bệnh; tăng cường kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, con giống, đảm bảo giá thức ăn cao thì nông dân ít nhất nhận được chất lượng tương xứng đồng tiền. Bên cạnh đó, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm soát buôn lậu và đến nay đã cơ bản kiểm soát được buôn lậu.

 

Để tạo chuyn biến mạnh mẽ trong ngành chăn nuôi, Bộ trưởng cho biết đang rà soát cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng xác định loại gia súc phù hợp từng vùng và đặc biệt là quyết liệt nâng cao năng suất, khuyến khích chuyển sang hình thức chăn nuôi công nghiệp… “Triển khai đồng bộ các giải pháp trên nhằm giảm giá thành chăn nuôi để trong điều kiện khó khăn, nông dân vẫn có lãi”. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

 

ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) muốn Bộ trưởng giải thích vì sao sản lượng nông nghiệp tăng nhưng chất lượng nông sản lại thấp, hàng hóa ứ đọng, được mùa mất giá, nông dân cố gắng vẫn thoát nghèo.

 

Bộ trưởng thừa nhận sản xuất nông nghiệp vừa qua tăng mạnh về số lượng đảm bảo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu 27,2 tỷ USD năm 2012 nhưng một số mặt hàng chất lượng thua kém các nước sản xuất cùng mặt hàng. Đơn cử, lúa gạo chỉ đạt chất lượng trung bình khá, chè, cà phê cũng có chất lượng thấp. Bộ trưởng cho rằng nhiệm vụ mà ngành nông nghiệp phải tập trung làm trong thời gian tới là nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng nông sản…
 
Trả lời chất vấn của ĐB Trần Thị Khá (Trà Vinh) về việc có thực hiện được chính sách đảm bảo nông dân trồng lúa lãi 30% của Chính phủ hay không, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết với giá xuất khẩu hiện nay, doanh nghiệp không thể mua cao hơn để người nông dân có lãi như mong đợi. Vì giá lúa vụ này muốn nông dân có lãi, doanh nghiệp phải thu mua với giá 5.400 đồng/kg nhưng trong thực tế chỉ mua 4.450 đồng – 4.570 đồng/kg. Để đảm bảo quyền lợi của nông dân, giải pháp quyết liệt nhất vẫn là đẩy mạnh xuất khẩu với giá tốt hơn
 
Trước chất vấn của ĐB Trần Thị Khá rằng nông dân được lời bao nhiêu trong chính sách mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ hè thu sắp tới trong khi doanh nghiệp được lợi 800 tỷ đồng. Bộ trưởng Phát phân trần, để mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo, doanh nghiệp  được cấp nguồn tín khoảng 7.000 tỉ đồng, với lãi xuất 0% trong 3 tháng. Còn nông dân được hưởng lợi từ 100 – 150 tỉ đồng.
 
 Trong phần chất vấn của Bộ trưởng Cao Đức Phát chiều nay, một số ĐBQH cũng đề cập đến các vấn đề chất lượng kiểm tra chất lượng hàng hóa, vật tư nông nghiệp.
 
Vấn đề này thuộc sự quản lý của Bộ Khoa học Công nghệ nên Bộ trưởng Nguyễn Quân thay mặt giải trình. Trả lời thắc mắc của một ĐBQH TP HCM về việc sản phẩm phân bón được kiểm định đạt chuẩn tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất  lượng 3 (TP HCM) nhưng khi đem về sử dụng lại không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, Bộ trưởng Nguyễn Quân đặt ra 2 tình huống. Đó là doanh nghiệp đưa mẫu đăng ký chất lượng và mẫu kiểm định là khác nhau. Thứ hai, có tình trạng doanh nghiệp bị phát hiện sản phẩm không đạt yêu cầu, mẫu do cơ quan chức năng lấy kiểm tra và mẫu ở doanh nghiệp là khác nhau. Chế tài xử phạt quá nhẹ, không đủ răn đe nên doanh nghiệp tiếp tục làm hàng giả hoặc tái phạm…
 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc: Kiểm tra chất lượng hàng hóa, Bộ trưởng nói vậy là rất đáng lo. Mọi hàng hóa, cái gì cũng đều phải kiểm tra chất lượng mà không làm rõ được hàng có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không, hàng thật hay hàng giả thì dân ta xài hàng giả mãi thôi. Mong Bộ trưởng có đề án nâng cao năng lực kiểm tra của cơ quan chức năng.
 
Chia sẻ thêm thông tin, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng thừa nhận, vật tư nông nghiệp giả đang là hiện trạng nhức nhối. Lực lượng chức năng đã triển khai nhiều giải pháp đấu tranh song kết quả chưa như mong muốn. Bộ trưởng cho biết, đang soạn thảo nghị định mới về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón để bịt các kẽ hở.
 
 
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành sẽ trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này, gồm: Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát; Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền; Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh và Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
 
Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son cũng nhận được nhiều yêu cầu chất nên sẽ tham gia sẽ kết hợp trả lời chất vấn các nội dung về văn hóa, thể thao.
 
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo