xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ trưởng Tư pháp: Chủ tịch xã cũng có quyền ban hành văn bản pháp luật

Nguyễn Quyết

(NLĐO)- “Hiện nay hệ thống pháp luật của chúng ta có lẽ phức tạp nhất thế giới. Với rất nhiều chủ thể được ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thậm chí đến chủ tịch xã cũng có quyền” - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nói tại phiên chất vấn chiều 11-6.

 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Hiện nay hệ thống pháp luật của chúng ta có thể nói là, có lẽ phức tạp nhất thế giới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Hiện nay hệ thống pháp luật của chúng ta có thể nói là, có lẽ phức tạp nhất thế giới.

 

Chiều 11-6, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường bắt đầu phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội (QH). Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng “đặt hàng” đối với người đứng đầu Bộ Tư Pháp: Đây là bộ rất quan trọng trong quá trình cải cách thể chế. Trong đó, Nghị quyết 67 năm 2013 của QH, trọng tâm có 2 việc: Giải quyết những tồn đọng về xây dựng văn bản pháp luật và giải quyết những tính không thống nhất giữa các văn bản thực thi pháp luật.

“Năm nay chúng ta cũng còn nợ tới 50% Nghị định cần ban hành để thực thi pháp luật 2014; còn trên 1.000 kiểm tra của Bộ Tư pháp có tới 300 văn bản của các Bộ, Ngành trái với hướng dẫn của Chính phủ và không thống nhất các quy định” - Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nêu. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải quan tâm công tác thi hành án dân sự còn một số tồn tại.

Mở đầu, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) đi thẳng vào một vấn đề “nhạy cảm”: Dư luận người dân báo chí và ngay tại diễn đàn QH đã có ĐB nêu ý kiến có cài đặt lợi ích nhóm trong một số văn bản quy phạm pháp luật hoặc tạo thuận lợi cho việc quản lý cho cơ quan công quyền, đẩy khó khăn cho người dân. Đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm và hướng khắc phục tình trạng này?

 

ĐB Nguyễn Thị Kim Thuý nêu câu hỏi có cài đặt lợi ích nhóm trong một số văn bản quy phạm pháp luật hoặc tạo thuận lợi cho việc quản lý cho cơ quan công quyền, đẩy khó khăn cho người dân?
ĐB Nguyễn Thị Kim Thuý nêu câu hỏi có cài đặt lợi ích nhóm trong một số văn bản quy phạm pháp luật hoặc tạo thuận lợi cho việc quản lý cho cơ quan công quyền, đẩy khó khăn cho người dân?

 

Người đứng đầu Bộ Tư pháp cho hay hiện nay theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Bộ Tư Pháp được giao kiểm soát từ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trở lên, có quy trình rất chặt chẽ, gồm các cơ quan, ngành khác; lấy ý kiến. 

Một trong những nhiệm vụ thẩm định của Bộ Tư pháp là phải phát biểu ý kiến là dự thảo đó có phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng hay không. Cho nên, việc cài đặt lợi ích nhóm trong các dự thảo chưa phải là vấn đề được đặt ra.

Cho rằng, vấn đề lợi ích nhóm mà ĐB đặt ra liên quan đến các Thông tư và thông tư liên tịch, ông Hà Hùng Cường cho biết, Bộ Tư pháp đã báo cáo và được Thủ tướng đồng ý xây dựng một đề án thí điểm mô hình kiểm soát tập trung các văn bản gắn chặt với lợi ích của người dân, trọn gói vấn đề ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tránh những cái ĐB nêu như cài đặt lợi ích nhóm.

“Trong trách nhiệm “hậu kiểm” văn bản của các Bộ và cơ quan ngang bộ, thực tế, trong nhiệm kỳ này, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các cơ quan chưa phải là vấn đề gì nổi lên” - Bộ trưởng Cường tái khẳng định.

 

ĐB Trần Du Lịch: Được giao là cơ quan điều phối lại tất cả mọi thứ, có ý kiến cho rằng Bộ Tư pháp nể nang
ĐB Trần Du Lịch: Được giao là cơ quan điều phối lại tất cả mọi thứ, có ý kiến cho rằng Bộ Tư pháp nể nang

 

ĐB Trần Du Lịch (TP HCM) đặt ra vấn đề dư luận cho rằng Bộ Tư pháp được giao là cơ quan điều phối lại tất cả mọi thứ. Có ý kiến cho rằng Bộ Tư pháp nể nang, Bộ nào soạn thảo Luật cũng nhẹ cho mình.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường giãi bày: Chỉ từ khi bắt tay vào công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta mới hoàn thiện hệ thống văn bản của đất nước. Có những luật, luật mẹ chưa có thì luật con đã có rồi. Đến nay, chúng ta đã có chiến lược, hệ thống pháp luật đã đi đúng đường hướng, đường nét, có chiến lược.

“Đứng về vi mô, hoàn toàn đồng tình với ĐB Trần Du Lịch, hiện nay hệ thống pháp luật của chúng ta có thể nói là, có lẽ phức tạp nhất thế giới. Với rất nhiều chủ thể được ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thậm chí đến chủ tịch xã cũng có quyền” - Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình bày.

Ông Hà Hùng Cường cũng thừa nhận: “Chúng tôi còn nhiều khuyết điểm, để chỗ này, chỗ khác có sự chồng chéo nhất định về phạm vi điều chỉnh cũng như chính sách”.

 

ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nhấn mạnh đến tình trạng nợ đọng văn bản
ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nhấn mạnh đến tình trạng nợ đọng văn bản

 

Nhấn mạnh đến tình trạng nợ đọng văn bản, ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) đề nghị Bộ trưởng cho biết, trách nhiệm các Bộ, Ngành có nợ đọng giải quyết thế nào?

Trả lời câu hỏi này, Bộ Trưởng Hà Hùng Cường cho rằng, QH đề ra Nghị quyết 67 yêu cầu phải chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên mới có 6 tháng nên bước đầu đã chuyển biến tốt. Theo Bộ trưởng, có một số Bộ đã thể hiện quyết tâm không để “nợ”. Ví dụ như Bộ Tài Nguyên - Môi trường là một điểm sáng.

“Các Bộ, Ngành có thể làm tốt quản lý song có văn bản nợ thì chúng tôi trừ điểm. Chúng tôi sẽ đề xuất chế tài hơn nữa để có kỷ cương, kỷ luật” - ông Hà Hùng Cường nêu phương án giải quyết trong thời gian tới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo