xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bớt hành người nộp thuế

Tô Hà

Theo yêu cầu cấp bách của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư 119 được ban hành ngày 25-8 , có hiệu lực từ hôm nay, 1-9, đã sửa đổi hàng loạt nội dung về thủ tục hành chính thuế để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Lần đầu tiên trong lịch sử, ngành thuế ban hành được một văn bản “thần tốc” khi một thông tư sửa đổi được cùng lúc 7 thông tư liên quan và có hiệu lực chỉ trong vòng 6 ngày kể từ lúc ban hành.

Cắt giảm tối đa thủ tục

Bà Nguyễn Vân Chi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế - Tổng cục Thuế, cho biết việc sửa đổi hàng loạt nội dung về thủ tục hành chính thuế tại Thông tư 119 của Bộ Tài chính sẽ giúp doanh nghiệp (DN) và người nộp thuế giải phóng được rất nhiều thời gian, tiền bạc, quyền lợi.

Đại diện các doanh nghiệp làm thủ tục nộp thuế tại Cục Thuế TP HCMẢnh: Tấn Thạnh

Đại diện các doanh nghiệp làm thủ tục nộp thuế tại Cục Thuế TP HCMẢnh: Tấn Thạnh

Theo yêu cầu cấp bách của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư 119 được ban hành ngày 25-8 , có hiệu lực ngay từ ngày 1-9 để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN. Đây cũng là thông tư đề cập vấn đề phức tạp nhất trong công tác thuế là thuế GTGT và hóa đơn, bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến 5 loại thuế khác.

“Các vấn đề được tháo gỡ chủ yếu liên quan đến thủ tục thuế mà sửa đổi thủ tục phức tạp hơn nhiều so với sửa đổi chính sách. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ngành thuế cái gì làm được phải làm ngay, nếu cần thì có thể xin cơ chế làm thí điểm” - bà Vân Chi cho biết.

Một số thủ tục đáng chú ý về thuế được bãi bỏ trong Thông tư 119 gồm: Bỏ 12 chỉ tiêu tại các bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào/bán ra. Bỏ quy định khai và tính thuế GTGT đối với hàng hóa, bán sản phẩm được DN tiếp tục sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Việc lập các bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào/bán ra kèm theo tờ khai thuế gửi cho cơ quan thuế cũng được đơn giản rất nhiều. Cụ thể, DN sẽ không phải kê khai theo từng hóa đơn như trước đây đối với hàng hóa, dịch vụ bán lẻ trực tiếp cho đối tượng tiêu dùng gồm điện, nước, xăng, dầu, dịch vụ bưu chính, viễn thông, dịch vụ khách sạn, ăn uống…

Nếu như trước đây, thủ tục nộp thuế thu nhập cá nhân là gánh nặng cho cơ quan chi trả và cơ quan thuế vào mỗi dịp cuối năm thì nay, thủ tục này được cắt giảm tối đa. Theo đó, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp chỉ phải nộp 5 loại tờ khai quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan.

Việc kê khai, nộp thuế đối với hộ, cá nhân có tài sản cho thuê cũng đơn giản hơn rất nhiều. Cụ thể, tổng số tiền cho thuê trong một năm thu được từ 100 triệu đồng trở xuống (hoặc dưới 8,4 triệu đồng/tháng) thì không phải khai, nộp thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân.

Doanh nghiệp “vỡ òa”

Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá cao quy định DN thành lập từ năm 2014 có tài sản dưới 1 tỉ đồng vẫn được đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT.

Trước đó, Thông tư 219 của Bộ Tài chính quy định DN có tài sản, máy móc, thiết bị đầu tư dưới 1 tỉ đồng không được khấu trừ thuế GTGT và phải kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp. Như vậy, DN mất năng lực cạnh tranh do không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập DN, làm tăng giá thành hàng hóa. Bên cạnh đó, những DN này lại phải chịu 3% thuế GTGT tính trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

Quy định này nhằm ngăn ngừa các DN “ma” buôn bán hóa đơn nhưng vô hình trung đã làm cản trở sự phát triển chung của các DN làm ăn chân chính, đặc biệt là DN nhỏ và vừa. “Việc bỏ ngưỡng 1.000 tỉ đồng đã thực sự cởi trói cho DN, đồng thời cũng dễ dàng hơn cho cơ quan thuế vì không còn quy định cứng nhắc về tài sản cố định của DN” - lãnh đạo một DN tán thành.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn thuế, cho rằng DN đã thực sự “vỡ òa” khi đón nhận Thông tư 119 bởi đây không chỉ là vấn đề tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho DN mà còn là những thay đổi ban đầu về thể chế. Điều quan trọng là Thông tư 119 cũng quy định cán bộ thuế không được yêu cầu bất cứ hóa đơn, chứng từ gì ngoài giấy tờ, thủ tục đã được quy định rõ tại thông tư này và các văn bản pháp luật liên quan.

“Việt Nam phải tốn 872 giờ nộp thuế và BHXH, đứng gần đội sổ bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thế giới. Vì sao đến nông nỗi đó, trong khi cán bộ thuế của Việt Nam cơ bản là có trình độ cao? Vấn đề là phải sửa thể chế” - bà Cúc nhận định.

Giảm được 201,5 giờ khai thuế

Theo các chuyên gia tài chính, sự quá tải về hệ thống quản lý thuế hiện nay không chỉ ở sự gia tăng về quy mô và tính phức tạp mà còn ở mô hình quản lý thuế lạc hậu, không theo kịp sự phát triển. Việc cải cách thủ tục hành chính thuế cần tập trung vào các lĩnh vực: Giảm sự quá tải, giảm chi phí tuân thủ và giảm chi phí quản lý thuế. Việc cải cách thủ tục hành chính thuế theo Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đang đi theo hướng này.

Với những chính sách đã ban hành, ngành thuế sẽ giảm được 201,5 giờ khai thuế từ nay đến cuối năm. Theo tính toán của các tổ chức quốc tế, nếu mỗi giờ công lao động của một kế toán viên trình độ trung cấp được trả 24.000 đồng thì việc sửa đổi, bãi bỏ hàng loạt thủ tục kê khai, nộp thuế không cần thiết sẽ giúp DN trên toàn quốc tiết kiệm được gần 1.000 tỉ đồng cho mỗi giờ kê khai, nộp thuế được cắt giảm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo