xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bớt một nửa giấy tờ, dân đã vỗ tay

THẾ DŨNG

Dự kiến đến tháng 1-2016 sẽ cấp số định danh cho công dân và đến hết năm 2020, mỗi công dân đều có số định danh cá nhân

Ngày 13-8, bước sang ngày làm việc thứ 2 của phiên họp thứ 20, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã thảo luận về dự án Luật Hộ tịch (dự luật).

Trình bày tờ trình dự thảo Luật Hộ tịch, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết dự luật quy định hộ tịch bao gồm những sự kiện cơ bản từ khi sinh ra đến khi chết để xác định tình trạng nhân thân của một người. Điểm nổi bật của dự luật là quy định về số định danh cá nhân được lập trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm mã hóa những thông tin cơ bản của cá nhân và được cấp một lần cho mỗi cá nhân, tránh tình trạng mỗi công dân phải ôm 20 loại giấy tờ như hiện nay.

Theo ông Hà Hùng Cường, Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 (Đề án) cần khoảng 3.000 tỉ đồng do Bộ Công an thực hiện. Đáng chú ý, theo Đề án, sẽ ứng dụng thẻ công dân điện tử hoặc phương tiện điện tử khác để giảm giấy tờ công dân trong lĩnh vực quản lý hộ tịch, quản lý cư trú, quản lý trật tự xã hội và các lĩnh vực có liên quan. Phấn đấu đến cuối năm 2020, giảm các loại giấy tờ công dân khác như: thẻ BHYT, sổ BHXH, thẻ mã số thuế cá nhân và các giấy tờ khác liên quan.

Thường trực Ủy ban Pháp luật của QH - cơ quan thẩm tra dự luật - tán thành quy định việc cấp số định danh cá nhân. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng cần tính toán phương án hiệu quả, tránh lãng phí, chồng chéo trong quản lý. Thường trực Ủy ban Pháp luật nhắc lại Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tháng 6-2013) đặt mục tiêu từ ngày 1-1-2016 sẽ cấp số định danh cho công dân và đến hết năm 2020, mỗi công dân đều có số định danh cá nhân. Do vậy, ông Lý lưu ý dự luật cần quy định cụ thể việc cấp số định danh kể cả những công dân được sinh ra trước ngày luật này có hiệu lực.

Băn khoăn về dự luật, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi: “Sau khi có luật, còn bao nhiêu giấy, có thêm “cửa” không? Xã có làm hết được không? Tôi đây còn chưa thuyết phục được thì làm sao thuyết phục được 500 đại biểu QH. Chỉ cần bỏ được một nửa số giấy tờ dân đang phải mang vác thì dân vỗ tay ầm ầm!”. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng chỉ rõ cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra chưa nhất trí với nhau trong nhiều vấn đề. Cơ quan thẩm tra cần đề nghị ban soạn thảo làm rõ có luật giảm bao nhiêu giấy tờ, tính khả thi cho phù hợp điều kiện thực tế nước ta; cần kế thừa quy định, giảm bớt việc ban hành...

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của QH, ông Phùng Quốc Hiển, lo ngại nếu làm như dự luật sẽ phải thêm 11.000 biên chế hộ tịch viên cấp xã. Tán đồng, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng luật sẽ tăng thêm phiền phức cho dân, tăng kinh phí, biên chế chứ chưa chắc giảm phiền hà.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nhấn mạnh: “Những điều, khoản của dự án Luật Hộ tịch chưa bảo đảm lợi ích cho dân cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch”. Ông Lưu đề nghị cơ quan soạn thảo cần phối hợp với Bộ Công an, Bộ Nội vụ và Ủy ban Pháp luật của QH rà soát, xem xét lại tất cả những nội dung cần và không cần của dự án Luật Hộ tịch để bảo đảm lợi ích cho người dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo