xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các Bộ trưởng Tài chính và NN-PTNT trả lời chất vấn

NLĐO

Sáng nay (17-11), các thành viên Chính phủ tiếp tục trả lời chất vấn. Mở đầu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh sẽ trả lời chất vấn. Sau đó, lần lượt các bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng, Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn trả lời chất vấn. Báo Người Lao Động điện tử tường thuật các nội dung chất vấn và trả lời chất vấn.

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh trả lời chất vấn

Trước tiên, Bộ trưởng trả lời các ý kiến đại biểu đã chất vấn vào chiều qua (16-11). Trả lời  chất vấn về đề án 112, Bộ trưởng cho biết chỉ tạm ứng kinh phí và khi dự án có sản phẩm sẽ thanh toán theo chế độ.

Chưa phát hiện những khoản chi sai về phân cấp

Qua báo cáo của Thanh tra, Thủ tướng đã chỉ đạo thu ngân sách những khoản chi sai. Việc chi không đúng theo phân cấp như mua máy đầu-cuối, mạng LAN phục vụ cho mạng nội bộ, nếu chi cho ứng dụng tin học thì vẫn quyết toán. Đến nay chúng tôi vẫn chưa phát hiện ra khoản chi sai về phân cấp. imgBộ trưởng cho rằng, Kho bạc và Bộ Tài chính không tham gia vào quá trình nghiệm thu nên không biết được có sai phạm hay không.

Không đồng tình với trả lời của Bộ trưởng, ĐB Thuyết phản bác: "Nếu khi Kho bạc và Bộ Tài chính để cho bên A thông qua thì cả hai cũng thông qua, vậy tôi cũng có thể làm giám đốc kho bạc".

ĐB Thuyết tiếp tục với chủ đề giải ngân khống của dự án 112. Có hay không việc giải ngân nhanh thì sẽ cấp vốn nhanh? "Phải chăng có một vị thứ trưởng tham gia vào đề án 112 nên Bộ Tài chính không thể kiểm tra?" ĐB Thuyết bức xúc hỏi.

Bộ trưởng biện minh "Các thành viên trong đề án 112 không điều hành trực tiếp nên không quyết định mọi việc. Còn việc hai bên có cố tình gian lận trong việc đưa giá thì chúng tôi không thể biết".

Dự báo giá của Bộ không sát với diễn biến tình hình

Bộ trưởng nhận xét, giảm thuế là một trong nhữngg giải pháp bình ổn giá. Giá xăng dầu thế giới tăng, giá thép ...cũng tăng nên phải điều chỉnh giá để không chênh lệch với giá của thế giới. Bộ trưởng cũng thừa nhận việc dự đoán giá của bộ không thực hiện đúng như yêu cầu vì giá cả đầu năm của thế giới thấp hơn nhiều so với giá cả cuối năm như giá thép, giá dầu, giá xăng. Việc dự báo là hết sức khó khăn, ông Ninh phân trần.

img
ĐB Nguyễn Tiến Trung (Phú Yên) đặt câu hỏi chất vấn

ĐB Nguyễn Tiến Trung (Phú Yên) quan tâm đến việc nhiều doanh nghiệp được giảm thuế nhưng người dân vẫn chưa thể hưởng lợi từ chính sách của nhà nước. Một số hàng hóa vẫn không giảm giá bán, vậy Bộ có kiểm tra và biện pháp gì để xử phạt? Bộ có kiểm tra được việc thực hiện của các doanh nghiệp trong việc giảm giá bán?

ĐB Trung tiếp tục: "Bộ có chính sách nào đối với việc tăng giá ở các căn hộ cao cấp. Ô tô, thuốc, sữa ở nước ta vẫn cao hơn so với giá của Lào, Cam puchia?"

Trả lời các ý kiến trên, Bộ trưởng trả lời, sau chính sách bình ổn giá và giảm thuế 18 ngành hàng, Bộ đã triển khai các lực lượng kiểm tra chi phí, thuế, giá và phát hiện một số trường hợp sai phạm. Bộ đã phạt và thu hồi khoản chênh lệch giữa giá bán và giá giảm thuế 3 trường hợp.

Không trả lời trực tiếp câu hỏi về việc giá tăng cao ở một số dự án nhà cao cấp, Bộ trưởng chỉ giải thích về việc giá ô tô vẫn còn cao.  "Chính phủ đang chỉ đạo các bộ đánh giá lại chính sách này. Thuế chỉ là một trong những chính sách. Giảm thuế hiện nay đang thực hiện ở việc giảm giá thuế nhập khẩu nguyên chiếc. Đối với những doanh nghiệp sản xuất xe trong nước cũng đã có giảm giá ...", ông Ninh cho biết.

Về các khoản phí mà theo nhiều đại biểu còn là gánh nặng cho người dân, theo Bộ trưởng Ninh, Nhà nước đã chỉ đạo các nơi bãi bỏ một số khoản phí không nằm trong danh mục. "Sắp tới sẽ rà soát và tiếp tục bỏ nếu không hợp lý. Còn phí dịch vụ công thì đã là dịch vụ, ai có yêu cầu thì phải đóng phí", ông Ninh trả lời.

Theo đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam), thuế nhập khẩu một số mặt hàng vẫn tăng. Sao không giảm giá một số mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đại đa số nông dân? Ông Minh cũng đưa ra lời đề nghị Bộ trưởng giảm giá điện là thứ thiết yếu đối với nhu cầu của tất cả dân chúng.

Không kiềm chế tăng giá theo đại trà mà tác động trực tiếp

Trả lời ý kiến của ĐB Minh, Bộ trưởng cho rằng giá điện nằm trong lộ trình giá của Chính phủ. Bình quân hàng năm giá điện tăng từ 14-17% có năm tăng 20%. Theo đó, giá điện hiện nay phải là 1.085 đồng kw/h, nhưng chỉ bán với mức giá là 842 kw/h. Chính phủ đang chỉ đạo ngành điện giảm chi phí, không tăng giá cao ảnh hưởng đến đời sống người dân.

ĐB Điểu K’ré (Đak Nông) đưa ra các câu hỏi chất vấn về vấn đề chính sách cho vùng miền khó khăn, ngành hàng không bị khống chế giá trần nên bị lỗ, chưa có thông tư hướng dẫn thưc hiện dịch vụ công…

Trả lời ý kiến trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng, trước bạ thực chất là một khoản thuế, thu phí về đất đai như các khoản khác. Chính phủ đang xem xét chuyển trước bạ thành thuế và hướng tới gom các khoản thu về đất đai về 1 loại thuế. Thuế môn bài hiện nay vẫn thu hợp lý và tiếp tục thu, một số trường hợp có thể miễn giảm. Riêng khả năng cung cấp phân đạm trong nước vẫn chưa đủ đáp ứng nên phải nhập. Dự kiến đến năm 2010, về cơ bản sẽ đáp ứng được nhu cầu này.

Chính phủ cũng không kiềm chế tăng giá theo đại trà mà tác động trực tiếp, ví dụ vùng không có điện sẽ được cấp dầu… chứ không giảm giá xăng đại trà trong khi giá xăng trong nước thấp hơn các nước xung quanh ta, dẫn đến tình trạng buôn lậu.

Về giá hàng không, Chính phủ không quyết định giá dịch vụ hàng không mà chỉ định hướng, nếu ngành hàng không cần điều chỉnh thì vẫn được phép nếu hợp lý. Một dự thảo các lọai dịch vụ công trong đó có vấn đề sử dụng ô tô công đang được soạn và lấy ý kiến. Chính phủ không cấm mua ô tô, nhưng mua phải đúng với chức danh và tiêu chuẩn.

Nhận xét phần trả lời chất vấn của BT Vũ Văn Ninh, Chủ tịch QH cho rằng, trong 100 phút, BT Vũ Văn Ninh đã trả lời ý kiến chất vấn của 13 vị ĐB, còn 5 vị đăng kí hỏi thêm bằng văn bản nhưng không đủ thời gian, đề nghị bộ trưởng trả lời bằng văn bản. Trong những ý kiến chất vấn của các ĐB nổi lên 2 vấn đề chính là vấn đề giá, giải ngân; một số khác liên quan đến Chính phủ như: đề án 112, di dân, nông lâm trường... Theo CT  Nguyễn Phú Trọng, những câu hỏi nào chưa trả lời đề nghị bộ trưởng tiếp tục nghiên cứu trả lời

Một số đại biểu cho rằng các trả lời của Bộ trưởng chưa thật rõ nên có trao đi đổi lại nhiều lần như thế là rất tốt, vì tạo điều kiện trao đổi và cũng tạo cho không khí sôi nổi hơn".

Hai nội dung chính các ĐB đặt ra là trong tình hình hội nhập với nền kinh tế thế giới, làm thế nào chủ động giữ được việc bình ổn giá và việc thủ tục rườm rà, dẫn đến tình trạng móc ngoặt, đầu cơ ảnh hưởng đến việc giải ngân, tiến độ công trình, chất lượng kém đã được Quốc hội ra nghị quyết. Trong nhiệm vụ KT-XH năm 2008, Chính phủ cũng đề câp đến 2 nội dung và sẽ thực hiện trong thời gian tới, mong bộ trưởng phải chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. CTQH kết thúc bằng một lời nhắn nhủ như vậy.

Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Cao Đức Phát báo cáo sơ bộ 2 vấn đề chính là đời sống người nông dân và hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp.

Chưa điều tra về đời sống nông dân và hội nhập kinh tế nông nghiệp quốc tế

imgBộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định hiện nay chưa có số liệu điều tra cụ thể về 2 nội dung trên. Trong thực tiễn, đời sống người nông dân thấp hơn và tăng chậm hơn (chỉ khoảng 3,5-4%) so với các ngành khác dẫn đến tình trạng chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Vì thế, trong năm 2007, Chính phủ có một số biện pháp như rà soát miễn giảm các loại phí, thuế nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh trong trồng trọt và chăn nuôi, phòng chống và hạn chế thiệt hại do thiên tai, tiếp tục thực hiện chương trình phát triển nông thôn. Nhìn chung năm 2007 là năm được mùa, được giá của nông nghiệp. Tuy nhiên, thiên tai, bệnh dịch… đã lấy đi của người nông dân khá nhiều.

Về hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp, VN phải giảm thuế 500/1185 dòng hàng nông sản với tỉ lệ trung bình 10,6%, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, bỏ khoản trợ cấp nông nghiệp hơn 1.100 tỉ đồng hàng năm. Do đó, Chính phủ phải xây dựng biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp. Một số biện pháp như tuyên truyền, phổ biến ý thức về cạnh tranh trong nông nghiệp với bà con nông dân, địa phương, điều chỉnh chính sách nông nghiệp, xây dựng đề án và thực hiện nâng cao tính cạnh tranh của từng ngành hàng…

ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đặt vấn đề: Bao giờ Bộ có chiến lược về nông nghiệp Việt Nam và “đến bao giờ mới có thể thu hẹp khoảng cách giàu nghèo của người nông dân?”

img
ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) chất vấn BT NN-PTNT

Theo BT, hiện Bộ đã có chiến lược cho nông dân. Cụ thể, một số chương trình đã được áp dụng tập trung nâng cao hiệu quả cạnh tranh, như đối với cây lúa, chọn giống lúa mới, chuyển giao các giải pháp kĩ thuật. Đối với rau quả tập trung chọn tạo, phổ biến giống mới có chất lượng cao, tăng cường công tác đảm bảo VSATTP. Đối với chăn nuôi, sẽ tập trung cơ chế chính sách cùng địa phương hỗ trợ các biện pháp chăn nuôi tập trung. Điều chỉnh đối với đánh bắt ngoài khơi, xây dựng nuôi thủy sản bền vững ở đất liền.

 

Khi nào có chiến lược đột phá về nông dân, nông nghiệp, nông thôn VN?

Về việc bao giờ mới có thể công nghiệp hóa ngành nông nghiệp Việt Nam, BT cho biết đây là vấn đề lớn được đưa ra thảo luận trong Đại hội Đảng. Hiện Bộ đang thực hiện đề án và hạn định là đến ngày 30-3-2008 sẽ trình Chính phủ sau đó Chính phủ sẽ có những quyết sách mạnh mẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Nhiều đại biểu rất bức xúc trước việc hiện nay giống cung cấp cho nông dân là giống dỏm, gây tác hại đến nông dân và là tổn thất lớn. Chính vì thế, hiện nay "tình trạng nông dân bỏ ruộng đang diễn ra khá nhiều, liệu bộ trưởng có giải pháp gì để hạn chế tình trạng này?", ĐB Võ Văn Phúc (Thái Bình) chất vấn.

BT cho rằng, đất và cơ sở hạ tầng ở nhiều nơi còn nhiều khó khăn, trong khi đó, công nghiệp và dịch vụ lại phát triển mạnh, từ đó sức hấp dẫn tìm việc làm của thanh niên đối với những khu vực phi nông nghiệp cũng cao hơn. Giải pháp cho vấn đề này là tạo điều kiện cho nông dân nâng cao hiệu quả trên đồng ruộng. Ngoài ra, Bộ cũng sẽ điều chỉnh để có cơ chế chính sách tạo điều kiện cho nông dân phát triển".

Việc giống và cây con bán cho người dân, theo BT điều này đã là pháp lệnh, vấn đề chỉ còn là cách thực hiện như thế nào. Bộ sẽ có hướng hỗ trợ cây con, giống ở những vùng nghèo bằng chính sách trợ giá, nhưng quan trọng là Bộ đang đầu tư tập trung việc tạo ra những giống cây tốt, năng suất cao để cung cấp cho nông dân; còn về biện pháp hỗ trợ giá thì nên hạn chế", BT cho biết.

Việc giá nông sản bấp bênh, BT cho rằng do ảnh hưởng của giá nông sản thế giới. Biện pháp để bình ổn giá là cung cấp thông tin, giúp cho nông dân theo dõi sát sao với giá nông sản thế giới, ngoài biện pháp tạo điều kiện cho nông dân có giống cây, con tốt để nâng cao năng suất.

img
ĐB Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội)

ĐB Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) gây sốc không khí thảo luận khi cho rằng BT chưa trả lời cụ thể chỉ vòng vo, chưa cho biết có chính sách gì riêng cho vùng Hà Giang để phát triển và "muốn biết tư duy đột phá về bức tranh nông thôn Việt Nam của Bộ trưởng".

Không có chuyện nông dân không có cơm ăn, phải ăn mèn mén

Cho rằng Hà Giang là vùng núi đá vôi, chính sách phát triển ở đây cũng nằm trong chính sách phát triển miền núi phía Bắc. Hiện Chính phủ cũng đã có chính sách này. Đặc biệt là Chính phủ chỉ đạo không để người dân thiếu lương thực, "không thể có chuyện người dân chỉ được ăn cơm vào những ngày lễ tết còn những ngày khác trong năm là ăn mèn mén được", ông Phát cho biết

Trả lời ĐB Bùi Thị Hòa (Đăk Nông) lo lắng về việc hơn 800.000 hộ nông dân bị ảnh hưởng do thu hồi đất trồng lúa để sử dụng vào mục đích khác, BT Cao Đức Phát cho biết quan điểm của Chính phủ là hạn chế tới mức thấp nhất, sử dụng thận trọng đất trồng lúa. Tuy nhiên, việc chuyển một diện tích đất trồng lúa để phát triển nông nghiệp là rất cần thiết.

ĐB Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) chất vấn vì sao Chính phủ chưa đưa ra được chiến lược giống vật nuôi, cây trồng. BT Cao Đức Phát trả lời, việc chọn trồng cây gì, nuôi con gì là phụ thuộc điều kiện đất đai, yêu cầu sử dụng. Khi khi nhập WTO, chúng ta cần bỏ những cây – con không đem lại hiệu quả cao, tập trung những cây – con mà mình có thế mạnh như gạo, cà phê, cao su…

Cũng trả lời ĐB Nguyễn Tấn Tuân, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết đã xây dựng chiến lược sống chung với lũ cho những vùng có lũ hàng năm ở miền Trung và đã trình Chính phủ như đã từng hứa với Quốc hội.

ĐB Dương Kim Anh (Trà Vinh) chất vấn về chương trình giúp đỡ của Chính phủ đối với nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long khi VN gia nhập WTO như thế nào? BT Cao Đức Phát cho biết, chương trình thủy lợi dành cho đồng bằng sông Cửu Long sẽ được đầu tư khoảng 2 tỉ đồng, đẩy mạnh chương trình con giống, tăng cường chuyển giao khoa học, kỹ thuật. Chậm nhất là tháng 12 sẽ trình lên Chính phủ vì cần tham khảo thêm ý kiến các địa phương.

Bộ trưởng thống nhất quan điểm với ĐB Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh) về việc phải hỗ trợ các chính sách khuyến nông, khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân nghèo cùng với vốn đã cho họ vay.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng báo cáo với Quốc hội 3 nhóm giải pháp hạn chế bệnh dịch: đẩy nhanh tuyên truyền để người dân biết cách phòng chống và chủ động phòng chống; chính quyền địa phương sẽ chủ động phát hiện sớm, tổ chức tiêm phòng…; thay đổi phương thức chăn nuôi (bỏ dần tập quán chăn nuôi như thả rong, chạy đồng…); tăng cường hệ thống thú y địa phương, mỗi xã ít nhất có một cán bộ chuyên môn.

Kết thúc phiên trả lời chất vấn, CTQH Nguyễn Phú Trọng cho biết, trong 105 phút, đã có 15 ĐB nêu câu hỏi và được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT trả lời trực tiếp và 11 ĐB đăng kí chưa được trả lời chất vấn. Chủ tịch cũng đề nghị bộ trưởng tiếp tục trả lời bằng văn bản.

Ngoài ra, theo Chủ tịch, nội dung và phiên trả lời này chưa cụ thể hai vấn đề về tình hình thu nhập, đời sống của nông dân và trong khi gia nhập WTO người dân đã được hưởng lại gì và mất gì khi tham gia vào WTO. Những vấn đề mà đại biểu đề cập Quốc hội cũng đề nghị Bộ trưởng tiếp tục đào sâu suy nghĩ và có chính sách giải pháp.

Chiều nay, BT Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng sẽ trả lời chất vấn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo