xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các sở, ngành vẫn báo cáo chung chung

Nguyễn Phan

Tồn tại lâu nhưng không khắc phục mà lại đi bao biện là không thể chấp nhận đối với một đô thị lớn như TP HCM

Tại cuộc họp về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và thu chi ngân sách tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2016 diễn ra ngày 1-8, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong rất bức xúc khi nhiều vấn đề các sở, ngành báo cáo còn chung chung, sao y.

Việc cấp bách, báo cáo chung chung

Dẫn chứng, ông Phong nói báo cáo 7 tháng mà không khác gì báo cáo 6 tháng đầu năm mới họp cách đó một tháng, chỉ khác con số. “Cụ thể như hạ tầng đô thị, các đồng chí báo cáo rất là chung. Trong phần đánh giá tháng 7 y chang như đánh giá tháng 6, không khác gì hết. Khuyết điểm 6 tháng đã nêu “tiến độ khắc phục các vị trí ảnh hưởng do thi công dự án và xử lý các điểm lấn chiếm kênh rạch, cửa xả vẫn còn chậm” nhưng giờ hết tháng 7 vẫn còn giữ nguyên, không có gì thay đổi. Vậy lý do gì mà không có sự chuyển biến?” - ông Phong đặt vấn đề.

Kẹt xe thường xuyên diễn ra ở khu vực ra vào sân bay Tân Sơn Nhất Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Kẹt xe thường xuyên diễn ra ở khu vực ra vào sân bay Tân Sơn Nhất Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ông Phong tiếp tục đưa ra hàng loạt vấn đề cấp bách của TP cần phải triển khai ngay nhưng báo cáo vẫn còn nêu chung chung để chất vấn sở, ngành. Đó là kiểm định 474 chung cư cũ, xuống cấp đã giao cho Sở Xây dựng TP xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn nhà đầu tư để triển khai cho các quận, huyện làm mà giờ vẫn chưa có. Theo ông Phong, hiện tại rất nhiều nhà đầu tư nộp hồ sơ nhưng ông vẫn phải để nằm trên bàn vì chưa có tiêu chí.

Hay như việc dời nhà ở ven sông, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng đã đi kiểm tra và có chỉ đạo đến nay đã xử lý thế nào? Những ngôi nhà biến thành hầm trên đường Kinh Dương Vương giờ xử lý ra sao, cũng phải nói chứ… Ông Phong bức xúc: “Các đồng chí phải báo cáo cụ thể việc này tới đâu rồi chứ sao nói chung chung được. Toàn là những vấn đề cấp bách, bức thiết với người dân mà các đồng chí cứ nói chung chung thế này thì chết. Không nêu từng vấn đề cụ thể thì tháng sau báo cáo cũng giống thế này, chỉ khác con số”.

Sao dân tin (!?)

Tại cuộc họp, ông Phong cũng đưa ra một thực tế là tình trạng kẹt xe giờ cao điểm. “Nếu ai đi vào sân bay Tân Sơn Nhất vào giờ cao điểm chiều thứ sáu sẽ rất khổ sở và bị stress ngay vì kẹt xe quá trời. Rồi cảng Cát Lái từ 18 giờ kẹt đến 23 giờ. Lãnh đạo các sở, ngành TP phải có động thái gì khắc phục chứ kéo dài thì dân sẽ phê bình và không đồng tình” - ông Phong nói.

Liên quan đến việc này, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP, ông Bùi Xuân Cường, cho biết từ nay đến cuối năm, TP sẽ tập trung giải quyết 2 “điểm nóng” về ùn tắc giao thông là cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất và đường vào cảng Cát Lái. Đây là 2 khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Theo ông Cường, bên ngoài khu vực sân bay, theo quy hoạch, các trục đường hiện đang làm gồm 2 tuyến đường sắt đô thị trung chuyển và hệ thống tuyến đường sắt trên cao số 1 chạy dọc đường Cộng Hòa nối khu vực sân bay và đi ra cầu Thủ Thiêm. Về lâu dài, ông Cường băn khoăn do lượng khách đi lại bằng đường hàng không tăng cao, vượt 30 triệu lượt hành khách/năm so với công suất quy hoạch của sân bay Tân Sơn Nhất là 25 triệu hành khách/năm. “Lượng khách này sẽ tiếp tục gia tăng. Trong khi đó đến năm 2019 mới khởi công sân bay quốc tế Long Thành thì ít nhất 10 năm tới, tình hình giao thông ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất sẽ diễn biến phức tạp” - ông Cường nói. Ông Cường cho biết hiện nay rất nhiều giải pháp đang làm nhưng việc cần nhất vẫn là xây 2 cầu vượt khu vực cửa ngõ. Một cầu vượt chữ Y ngay tại khu vực sân bay để xe đi vào khu quốc tế và khu nội địa không giao cắt dưới mặt đất. Một cầu vượt khu vực đường Phạm Văn Đồng - Nguyễn Kiệm.

Đối với “điểm nóng” cảng Cát Lái, ông Cường cho biết hiện khối lượng hàng hóa qua cảng này đã lên đến 43 triệu tấn/năm, trong khi quy hoạch được duyệt chỉ là 36 triệu tấn. Ông Cường lo lắng tình hình giao thông khu vực này năm nay sẽ “căng” hơn năm ngoái bởi lượng xe ra vào cảng tăng, lượng hàng qua cảng Cát Lái 6 tháng đầu năm nay tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Cát Lái là điểm trung chuyển 60% hàng đi cảng Cái Mép và ngược lại nên áp lực lên Cát Lái là rất lớn. Giải pháp căn cơ là TP đang có 10 dự án hạ tầng ở khu vực này như nút giao Mỹ Thủy, đường nối từ nút Mỹ Thủy đến Phú Hữu, cầu Nguyễn Thị Định…

“Việc kéo giảm tội phạm vừa qua là do chúng ta tập trung lực lượng cao và chỉ giải quyết về bề nổi. Cần phải có những biện pháp hiệu quả như xây dựng các nhóm tự quản về an ninh trật tự, không để xảy ra tội phạm trong cộng đồng và ngăn chặn được tội phạm từ nơi khác đến” - Giám đốc Công an TP HCM Lê Đông Phong đưa ra tại cuộc họp sáng 1-8.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo