xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Cải cách hành chính thì cán bộ phải thực sự là công bộc”

Thế Dũng

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh muốn cải cách hành chính thì cán bộ, công chức phải thực sự là công bộc của dân, phải làm người dân hài lòng…

 


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp tổng kết công tác Ban chỉ đạo Cải cách hành chính

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp tổng kết công tác Ban chỉ đạo Cải cách hành chính

Chiều nay, 19-1, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ (Ban chỉ đạo) đã chủ trì phiên họp tổng kết công tác Ban chỉ đạo năm 2015 và thông qua phương hướng công tác năm 2016.

Trình bày báo cáo của Ban chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết năm 2015, các bộ, ngành đã đơn giản hoá gần 4.500 thủ tục hành chính (đạt tỷ lệ gần 95%) ở các lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội... Điển hình thời gian thông quan hàng hoá giảm bình quân từ 21 ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu; tổng số giờ thực hiện thủ tục hành chính về thuế giảm 420 giờ; đưa thời gian thông quan hàng hoá xuất, nhập khẩu của Việt Nam đến cuối năm 2015 ngang bằng các nước ASEAN 6.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng CCHC là công việc hết sức quan trọng đối với đất nước, cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát để hiệu quả thực chất. “CCHC còn tồn tại chính là khuyết điểm của chúng ta, là “tư lệnh” của từng lĩnh vực, Bộ trưởng phải chỉ đạo CCHC thông suốt từ trung ương đến địa phương và đây là nhiệm vụ cần đột phá trong năm 2016”- ông Phúc nhấn mạnh.

Giao nhiệm vụ cụ thể trong năm 2016, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ công tác CCHC, trong đó cần đẩy mạnh trách nhiệm người đứng đầu về CCHC. Cùng với việc xây dựng ban hành kế hoạch CCHC thì cần duy trì đốc thúc thường xuyên và kiểm tra, đánh giá để có điều chỉnh, uốn nắn và xử lý vướng mắc, sai phạm kịp thời.

Theo ông Nguyễn Xuân Phúc, việc triển khai Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương chú ý nguyên tắc phân cấp, ủy quyền trung ương - địa phương, bãi bỏ những quy định bất hợp lý để khắc phục những tồn tại trong bộ máy, tổ chức nhà nước. “Cần nghiên cứu mô hình Bộ quản lý đa ngành cho hiệu quả. Chứ giờ một vấn đề như an toàn vệ sinh thực phẩm mà mấy Bộ quản lý nhưng giao cho Bộ được không thì vẫn còn lúng túng” - Phó Thủ tướng gợi ý.

Đồng thời, cần tăng cường thanh kiểm tra công vụ, minh bạch thủ tục, kiên trì mục tiêu cải cách đáp ứng yêu cầu hội nhập, bảo đảm quyền công dân trong tất cả các lĩnh vực. Nâng cao hiệu quả mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông”.

Nhấn mạnh đến tính quyết định của yếu tố con người trong CCHC, Phó Thủ tướng yêu cầu phải gắn chặt trách nhiệm người đứng đầu, như nắm "người có tóc". Cụ thể là Bộ trưởng, lãnh đạo địa phương phải giao nhiệm vụ cấp dưới và đôn đốc, giám sát thường xuyên, đồng thời thanh tra công vụ theo hướng minh bạch thủ tục, kiên trì CCHC tạo thuận lợi, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân, “mở” tối đa ngành nghề kinh doanh không cấp; đẩy mạnh khởi nghiệp từ chính các bộ chuyên ngành như Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Ngân hàng…

“Muốn CCHC đi vào thực chất, có hiệu quả thì án bộ công chức phải thực sự là công bộc, phục vụ tốt hơn, thái độ phải tốt hơn và phải xây dựng chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân với các dịch vụ công”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo