xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần bàn giao “của cải” cho nhiệm kỳ sau

Phan Anh

Tiếp xúc với Chủ tịch nước, cử tri TP HCM bày tỏ sự không hài lòng với một số đại biểu Quốc hội đến hết nhiệm kỳ vẫn im lặng, không có dấu ấn nào

Ngày 3-3, tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP HCM đơn vị 1 do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu đã tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3 trước kỳ họp thứ 11 QH khóa XIII nhiệm kỳ 2011-2016. Tại buổi tiếp xúc cuối cùng của tổ ĐBQH trong nhiệm kỳ, cử tri vẫn đến rất đông và phản ánh nhiều sự việc tồn đọng.

Kết luận dân đúng vẫn không sửa sai

Đánh giá cao khối lượng công việc hoàn thành của QH khóa XIII song cử tri Lê Đình Vũ (quận 1) cho biết ông phát hiện nhiều sai phạm trong thi hành luật và đã gửi rất nhiều đơn, thư phản ánh lên ĐBQH, cơ quan chức năng cũng như lãnh đạo nhà nước nhưng không ai, không cơ quan nào trả lời.

“Rõ ràng mảng giám sát việc thi hành luật của QH còn yếu, cơ chế cho nhân dân cùng giám sát chưa rõ. Vì thế, những bức xúc của người dân không được giải quyết. Nếu giám sát việc thi hành luật mà không tốt thì làm sao chấm dứt tham nhũng, làm sao xây dựng nhà nước pháp quyền?” - ông Vũ nói.

 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1, TP HCM ngày 3-3 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1, TP HCM ngày 3-3 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

 

Ông Vũ đặt vấn đề vì sao đường dây nóng của Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng luôn trong tình trạng nghẽn. Sau 2 ngày, đường dây nóng đã tiếp nhận gần 2.000 cuộc điện thoại, tin nhắn từ người dân. “Phải chăng trước đây, những bức xúc của dân không được giải quyết, thậm chí không được tiếp nhận nên đường dây nóng của Bí thư Đinh La Thăng ra đời như là “chiếc phao” để người dân nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình?” - ông Vũ nhấn mạnh.

Đồng tình, ông Nguyễn Minh Hoan (cử tri quận 1) cũng nhiều lần gọi vào đường dây nóng của Bí thư Đinh La Thăng nhưng đều báo bận. Theo ông Hoan, trong dân còn rất nhiều bức xúc mà cơ quan chức năng không giải quyết hoặc không giải quyết đến nơi đến chốn nên dễ hiểu vì sao đường dây nóng của Bí thư Đinh La Thăng luôn trong tình trạng nghẽn.

Cử tri Huỳnh Minh Ngọc (quận 1) cũng cho rằng các cơ quan chức năng cứ như “chơi bóng chuyền” trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân. Có vụ việc đã kết luận dân khiếu nại đúng nhưng đến nay mọi thứ vẫn “án binh bất động”.

Còn ông Nguyễn Minh Hoan tỏ ra không hài lòng với một số ĐB đến hết nhiệm kỳ vẫn im lặng, không có dấu ấn nào đáng kể tại nghị trường. Ông cho rằng TP HCM là TP đặc thù nên cần tăng thêm số lượng ĐBQH, tăng ĐB chuyên trách. “Phải nâng tỉ lệ ĐBQH chuyên trách lên 60%, giảm ĐB xuất thân trong Chính phủ, bộ, ngành để tránh chi phối làm luật, tính toán lợi ích nhóm, không phải lợi ích của dân” - cử tri Phạm Bá Lữ (quận 1) nêu.

Vui vì không thấy cảnh “chợ chiều”

Tiếp thu ý kiến cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tâm sự ông rất vui, cảm động khi đây là buổi tiếp xúc cuối cùng trong nhiệm kỳ làm người ĐB dân cử nhưng có rất đông bà con đến dự và đóng góp những ý kiến giá trị, tâm huyết. “Sợ nhất là những “buổi chợ chiều” khi chúng tôi sắp hết nhiệm kỳ” - Chủ tịch nước trải lòng.

Chủ tịch nước cho rằng trong nhiệm kỳ qua, ông và các ĐBQH khác đã cố gắng rất nhiều, nỗ lực tối đa để giải quyết công việc. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ còn những tồn đọng. “Bàn giao “của cải” thì nên bàn giao nhiều; cái không phải “của cải”, cái tồn đọng thì bàn giao ít để anh em khóa sau còn thời gian làm việc” - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói.

 

Cả nước có 184 đơn vị bầu cử

Chiều 3-3, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã họp phiên thứ ba dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Các ĐB đã đánh giá tiến độ triển khai công tác chuẩn bị bầu cử; thông qua Nghị quyết của Hội đồng Bầu cử quốc gia về số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng ĐBQH được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử trong cả nước. Hội đồng cũng thông qua Nghị quyết nguyên tắc phân bổ người ứng cử ĐBQH ở trung ương về ứng cử tại địa phương. Phiên họp đã thống nhất việc triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị bầu cử ở các địa phương theo 3 đợt, bắt đầu từ ngày 5 đến 25-3. Theo nghị quyết, tổng số đơn vị bầu cử ĐBQH khóa XIV trong cả nước là 184. Trong đó, TP Hà Nội có 10 đơn vị bầu cử, bầu 30 ĐBQH; TP HCM: 10 đơn vị bầu cử, 30 ĐBQH; TP Hải Phòng: 3 đơn vị bầu cử, 9 ĐBQH. TP Đà Nẵng: 2 đơn vị bầu cử, bầu 6 ĐBQH; TP Cần Thơ: 3 đơn vị bầu cử, 7 ĐBQH...

l Cùng ngày, Ủy ban Bầu cử ĐBQH khóa XIII và ĐB HĐND TP HCM nhiệm kỳ 2016-2021 đã họp về tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị bầu cử tại 24 quận, huyện. Đến nay, Ủy ban Bầu cử TP HCM đã thành lập xong và kiện toàn nhân sự các tiểu ban bầu cử, công bố số lượng, danh sách các đơn vị bầu cử và số ĐB được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử HĐND TP. Sở Nội vụ đã hoàn tất việc thành lập ủy ban bầu cử tại 24 quận, huyện và 322 phường, xã trong TP. A.Nhiên - B.Đằng

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo