xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần minh bạch để dễ thu

Trang Châu

Trong hội thảo góp ý hai dự án Luật Thuế GTGT sửa đổi và Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi do đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức ngày 17-3, tại TPHCM, ý kiến chung của các đại biểu đều cho rằng cần minh bạch để dễ thu.

Thuế suất vẫn còn cao

Theo dự luật, thuế TNDN sẽ là 25% thay vì 28%. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đại biểu cho rằng nên giảm thêm nữa, còn 24% để tạo điều kiện cho DN tích lũy vốn mở rộng hoạt động. Ông Trần Thiện Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các DN KCN TPHCM, lý giải trước đây thuế suất của Trung Quốc 33% thì của VN là 28%, nay Trung Quốc giảm còn 25% thì VN nên giảm còn 24% mới hợp lý, bởi ngân sách Nhà nước còn thu được khoản thuế thu nhập cá nhân ít nhất 5%. “Làm được điều này sẽ vừa khuyến khích DN nộp thuế, lại vừa thu được cho ngân sách Nhà nước ít nhất 29%”- ông Tứ nói.

Với dự Luật Thuế GTGT, dù có 3 mức thuế suất là 0%, 5% và 10% nhưng các đại biểu đều cho rằng hầu như chỉ có một mức 10%, bởi đa số hàng hóa, dịch vụ đều chịu mức thuế suất này; còn các loại hàng hóa, dịch vụ chịu mức 0% và 5% không đáng kể. Với mức thuế cao như vậy, dù được hoàn thuế nhưng trong khi chờ đợi được hoàn thì DN bị hút một lượng vốn rất lớn và sẽ gặp khó khăn, đặc biệt trong tình hình lãi suất ngân hàng đang ở mức rất cao. Chẳng hạn, với tổng chi phí dự án 20 tỉ đồng, DN phải nộp thuế GTGT đầu vào 2 tỉ đồng. Nếu là tiền vay ngân hàng, với mức lãi suất 1,4%/tháng, DN phải mất thêm chi phí lãi vay 28 triệu đồng.

Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT khiến nhiều đại biểu tranh luận nhiều nhất là thiết bị, máy móc, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu. Theo TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, quy định này nếu không cụ thể hóa một cách rõ ràng trong văn bản luật thì không khéo các văn bản dưới luật hướng dẫn theo cách tiếp tục bảo hộ cho ngành ô tô VN vốn vẫn còn phải nhập khẩu.

Đáng ưu đãi lại không ưu đãi

Theo TS Trần Du Lịch, một điểm mới tại dự Luật Thuế TNDN là đối tượng nộp thuế. Hộ kinh doanh cá thể không thuộc đối tượng nộp thuế TNDN nữa mà chuyển sang nộp thuế thu nhập cá nhân, thay vào đó tất cả các tổ chức có hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuế TNDN, kể cả DN hoạt động trong lĩnh vực từ thiện, nhân đạo, văn hóa,... có thu nhập nhưng không chia. TS Trần Du Lịch cho rằng điều này rất bất hợp lý, bởi các tổ chức có thu nhập không chia nghĩa là không thu lợi nhuận về mà để lại mở rộng, phát triển hoạt động thì lấy đâu ra thu nhập mà đánh thuế.

Dù nhìn nhận dự Luật Thuế TNDN mới đã công bằng hơn, có quan tâm ưu đãi đối tượng vùng sâu, vùng xa, khuyến khích khoa học công nghệ cao..., nhưng ông Trần Thiện Tứ cũng cho rằng có vài chỗ chưa hợp lý. Theo ông, quy định tại khoản 1 điều 10 thì khoản chi phí xây dựng nhà ở cho công nhân, ký túc xá DN sẽ không được tính vào khoản chi được trừ để xác định thuế TNDN. “Nhà nước luôn nói là phải chăm lo cho đời sống công nhân, mà Nhà nước không lo được thì để DN lo. Lẽ ra, chăm lo cho công nhân như thế thì phải cho DN tính vào chi phí hợp lý”- ông Tứ bức xúc.

Tiến bộ, bao quát nhưng chưa cụ thể

Về hình thức, hầu hết các đại biểu nhận xét hai dự luật thuế đã có tiến bộ, đơn giản và bao quát hơn trước, “gom” được nhiều văn bản luật liên quan vào một nơi sẽ dễ theo dõi hơn trước. Tuy nhiên, theo TS Trần Du Lịch, cả hai dự luật đều đi ngược tiến trình chung hiện nay là phải cụ thể càng nhiều càng tốt. Một đại biểu nhận định dự luật quá sơ sài, không có phần giải thích từ ngữ, nhiều từ ngữ chưa được giải thích rõ ràng dễ dẫn đến mỗi người hiểu một cách. Đại biểu này còn cho rằng nếu không có hàng chục văn bản dưới luật khác giải thích thì không thể nào thực hiện được.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo