xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần những cuộc “phẫu thuật”

Lương Duy Cường

“Chúng tôi nhượng đất cho dự án, mất cả công ăn việc làm chỉ để mong quê hương ngày càng phát triển. Vậy mà dự án chẳng thấy động tĩnh gì”. Đó là nỗi bức xúc của ông Lê Thanh Hiền - một hộ dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế bị giải tỏa để nhường đất cho dự án khu du lịch xanh Lăng Cô.

Dự án Khu Du lịch xanh Lăng Cô do Tổng Công ty CP Xây dựng điện Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 169 tỉ đồng. Sau 10 năm được cấp phép, dự án này vẫn chỉ là một bãi đất trống.

Ông Hiền chỉ là một trong hàng triệu nông dân bị ảnh hưởng bởi phải nhường đất cho các dự án đầu tư với nguyện ước rất đáng trân trọng: “Mong quê hương ngày càng phát triển”. Cho nên rất dễ hiểu vì sao có nơi nông dân khiếu kiện kéo dài bởi đất lấy cho dự án nhưng dự án chỉ khởi công hoành tráng rồi “trùm mền”, thách thức với tình cảnh thiếu đất sản xuất của chính những nông dân đã từng an cư tại đó.

Theo một báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉ lệ các dự án chậm tiến độ trong năm 2012 là 11,77%; năm 2013 9,59% và năm 2014 có 2.869 dự án chậm tiến độ (chiếm 7,32% số dự án thực hiện trong kỳ).

Chính Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng khẳng định chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí dự án, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu tư, tác động tiêu cực đến nền kinh tế... mà trách nhiệm “trước hết thuộc về các chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư”.

Nhiều năm qua, các địa phương trong cả nước tăng tốc mời gọi đầu tư và thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong “cơn lốc” đầu tư dồn dập ấy đã lộ rõ tình trạng đầu cơ dự án. Thiếu vốn, ảnh hưởng suy thoái, vướng đền bù giải tỏa… là lý do thường được viện dẫn để biện hộ cho việc chậm trễ triển khai dự án. Những điều đó là có thật nên nhiều nơi chính quyền địa phương phải tìm đủ mọi cách để tạo cơ hội cho nhà đầu tư. Thậm chí như ở TP HCM, Đà Nẵng…, chính quyền còn đứng ra làm trung gian để nhà đầu tư khó khăn về vốn được các ngân hàng tham gia “giải cứu”. Nhưng sự thật thì không phải dự án nào chậm cũng vì những lý do đã nêu nên khi được “giải cứu” thì dự án vẫn “trùm mền”. Bởi vậy, rất cần những cuộc “phẫu thuật” để loại bỏ những mưu tính không lành mạnh trong đầu tư, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư thực sự tâm huyết.

Ở miền núi phía Bắc, tỉnh nghèo như Điện Biên mà cuối năm 2014 đã mạnh tay loại khỏi danh mục đầu tư 20 dự án thủy điện chậm tiến độ, trong đó có cả dự án của những đơn vị lớn của nhà nước. Một tỉnh nghèo như Trà Vinh cũng kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 5 dự án chậm tiến độ trên địa bàn. Tại Thanh Hóa, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn cũng đã thu hồi giấy phép đầu tư 22 dự án ở đây chỉ vì chậm tiến độ từ 1-2 năm.

Rõ ràng là không khó để “trảm” dự án “rùa” nếu chính quyền địa phương kiên quyết. Vấn đề là vì sao có những dự án “trùm mền” đến 10 năm mà địa phương vẫn “trảm” không được. Không đủ sức “trảm” hay không muốn “trảm” đôi lúc chỉ là cách nói mà ranh giới thật khó rạch ròi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo