xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần sự đồng thuận

Bài và ảnh: BÍCH VÂN

Những xung đột trên biển Đông hiện nay nhằm vào 3 lợi ích chính là kinh tế, tài nguyên và lãnh thổ nên việc giải quyết cần có sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực

Trong 2 ngày 12 và 13-12, hội thảo khoa học về biển Đông đã được khai mạc tại Đà Nẵng với chủ đề “Hợp tác biển Đông - Lịch sử và triển vọng”, do Trường ĐH KHXH - NV - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH KHXH - NV - ĐH Quốc gia TPHCM phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực 3 tổ chức.

PGS-TS Trần Ngọc Vương, Trường ĐH KHXH - NV Hà Nội, cho rằng bản chất của những xung đột trên biển Đông tập trung vào lợi ích kinh tế, tài nguyên, lãnh thổ và ngày càng quyết liệt hơn. Theo ThS Chúc Bá Tuyên, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực 3, biển Đông là 1 trong 5 vùng biển có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới và là con đường quan trọng trong lĩnh vực an ninh quân sự. Với nước Mỹ, biển Đông có lợi ích rất lớn về kinh tế, còn với Trung Quốc thì mang lại lợi ích sống còn.
img
TS Trần Nam Tiến phát biểu tại hội thảo

PGS-TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, cho biết hội thảo lần này tập trung thảo luận 4 nội dung chính: Vị trí chiến lược của biển Đông về chính trị, quân sự, kinh tế đối với Việt Nam, Đông Nam Á và các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong lịch sử; tiềm năng kinh tế biển, năng lực khai thác biển, quan hệ ngoại thương và bang giao trên biển của người Việt Nam trong tiến trình lịch sử; biển Đông trong quan hệ hợp tác, bảo đảm an ninh khai thác và phát triển các nguồn lợi kinh tế biển với sự phát triển của các quốc gia trong khu vực; cơ sở pháp lý, lịch sử, xác lập và thực hiện chủ quyền biển đảo trên biển Đông, kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp về chủ quyền biển đảo của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

TS Lê Văn Định, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực 3, cho rằng có 2 nhóm giải pháp để giải quyết tranh chấp chủ quyền và hợp tác ở biển Đông:  Đưa vấn đề tranh chấp biển Đông ra Tòa án Quốc tế và hợp tác khai thác chung vùng tranh chấp. “Trong đó, nhóm giải pháp thứ 2 được hầu hết các học giả đồng tình” - TS Định nói. Theo TS Định, nếu không có sự đồng thuận giữa các nước liên quan thì vấn đề căng thẳng ở biển Đông rất dễ biến thành xung đột vũ trang.

TS Trần Nam Tiến, ĐH Quốc gia TPHCM, đề xuất một số gợi ý giải quyết xung đột ở biển Đông hiện nay từ góc nhìn Việt Nam. Trong đó, ông nhấn mạnh việc giải quyết ở cơ chế đa phương trong bối cảnh diễn biến xung đột hết sức phức tạp. “Ngoại trừ Trung Quốc luôn phản đối vì yếu thế ở cơ sở pháp lý thì hầu hết các nước đều cho rằng giải pháp đa phương cho vấn đề biển Đông là lựa chọn tối ưu hiện nay” - TS Tiến nhận định.

Bảo vệ tài nguyên ở Hoàng Sa

Trong ngày 12-12, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành quyết định về quy định quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển huyện Hoàng Sa.

Theo đó, nghiêm cấm các hoạt động xả rác, chất thải, nước thải, dầu nhớt trực tiếp vào môi trường biển; sử dụng chất nổ, điện, công cụ kích điện, hóa chất độc hại trong khai thác thủy, hải sản; các hành vi săn bắt, khai thác các loại động thực vật trái phép, xâm phạm môi trường sống các loài sinh vật biển; các hành vi gây mất mỹ quan, ô nhiễm không khí...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo