xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần thành lập Bộ Kinh tế biển

THẾ KHA - NGUYỄN QUYẾT

Đó là đề xuất của đại biểu Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM, tại phiên thảo luận tại tổ về dự án Luật Tài nguyên, Môi trường biển và Hải đảo Việt Nam ngày 13-11

Đại biểu (ĐB) Trần Du Lịch ví von biển Đông đối với nước ta quan trọng như cá nhân có nhà mặt tiền đường Đồng Khởi (TP HCM), đường Tràng Tiền (Hà Nội). Với đường bờ biển dài trên 3.000 km mà bây giờ mới xây dựng luật này là chậm. Vì vậy, ĐB Lịch kiến nghị thành lập Bộ Kinh tế biển để thống nhất quản lý tài nguyên biển.

Đá và bãi đá cũng thuộc chủ quyền biển

“Bớt bộ nào cũng được nhưng phải có bộ này. Tôi đã đi nhiều vùng biển và hải đảo của nước ta thì thấy đây là yêu cầu hết sức bức thiết. Đây cũng là thế mạnh của ta. Do đó, ta phải có một bộ máy quản lý mạnh” - ông Lịch lý giải.

 

Đại biểu Trần Du Lịch: “Bớt bộ nào cũng được nhưng phải có Bộ Kinh tế biển”Ảnh: HOÀNG NGỌC
Đại biểu Trần Du Lịch: “Bớt bộ nào cũng được nhưng phải có Bộ Kinh tế biển”Ảnh: HOÀNG NGỌC

 

Tán đồng, ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM) khẳng định nếu khai thác tốt tài nguyên biển thì kinh tế đất nước sẽ giàu mạnh. Cha ông ta từ 500 năm trước đã tính đến, vậy chúng ta phải làm gì để “dang tay giữ”?

“Hội nghị trung ương có chiến lược về biển Việt Nam, trong đó nêu 2 vấn đề quan trọng là phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đã có nhiều luật liên quan đến bảo vệ môi trường rồi thì có nên đặt tên luật này gắn với chữ “môi trường” hay không? Nên đặt tên là Luật Kinh tế biển đảo thì mới ngang tầm về chiến lược biển của nước ta” - ĐB Đương nhấn mạnh.

ĐB Trần Hoàng Ngân (TP HCM) đồng tình về việc tên luật nên là Luật Kinh tế biển đảo và đề xuất thành lập Bộ Kinh tế biển vào thời điểm này rất cần thiết.

Trong khi đó, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) khẳng định trên biển không chỉ có đảo mà còn có đá và bãi đá cũng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Dự thảo luật chỉ liệt kê trong phạm vi vùng bờ, vùng biển, các đảo và quần đảo, mà ở đó không có đá và bãi đá.

“Hiện nay, tranh chấp chủ yếu là ở đá và bãi đá. Philippines và Trung Quốc cũng vậy. Một số đảo ngoài Trường Sa là đá và bãi đá. Đá khác với đảo, khi nước lớn thì nó bị ngập ở dưới, khi nước ròng thì lộ lên. Những bãi đá đó người ta xây căn cứ quân sự như Trung Quốc đang làm” - ông Nghĩa phân tích.

Chưa rõ trách nhiệm tư nhân khai thác vùng biển

ĐB Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm - Bộ Công an, cho biết vừa qua, đã có chuyện doanh nghiệp xin quản lý toàn bộ vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Rồi cả câu chuyện của “chúa đảo Tuần Châu” Đào Hồng Tuyển. Từ khu Nha Trang ra sân bay có thể thấy toàn bộ khu bờ biển đã được doanh nghiệp đầu tư hết, muốn vào tắm cũng không được. Rõ ràng cá nhân hoặc tổ chức đã tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý vùng biển.

Theo ĐB Tuyến, trong luật, thiết chế liên quan đến quyền của cá nhân, trách nhiệm của cá nhân và tổ chức còn nhẹ, chủ yếu nặng về quản lý nhà nước. Vì vậy, cần phải xem lại để làm sao gắn việc khai thác, quản lý với bảo đảm an ninh - quốc phòng.

Việc quản lý bờ biển giao cho địa phương nhưng người quản lý tổng thể bờ biển chưa rõ là vấn đề mà bà Nguyễn Thị Hồng Hà, Phó trưởng Đoàn ĐB Quốc hội Hà Nội, đặt ra. ĐB Hồng Hà đề nghị làm rõ thời gian, mức độ khai thác vùng biển khi giao cho tư nhân cũng như điều kiện ràng buộc trong trường hợp chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo