xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Càng để càng lỗ thì bán đi!

Bài và ảnh: Thế Dũng

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá vai trò của doanh nghiệp nhà nước ngày càng rõ nét nhưng chậm đổi mới, năng lực quản trị còn yếu, không đáp ứng yêu cầu quản lý, sức cạnh tranh thấp

Tại cuộc họp cuối năm của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (Ban Chỉ đạo) tổ chức ngày 27-12, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định như vậy khi nói về tiến trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty.

Hễ thoái vốn là có lãi

Báo cáo của Bộ Tài chính tại cuộc họp nêu rõ: Tính đến hết năm 2013, cả nước có 796 doanh nghiệp nhà nước (DNNN - nhà nước nắm 100% vốn điều lệ) với tổng tài sản hơn 2,85 triệu tỉ đồng. Trong đó, khối các tập đoàn, tổng công ty có tổng tài sản hơn 2,63 triệu tỉ đồng, vốn chủ sở hữu tăng 15%, đạt hơn 1,14 triệu tỉ đồng…

Theo ông Phạm Viết Muôn, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo, tính đến ngày 25-12, cả nước đã cổ phần hóa 143 DN (gấp 2 lần năm 2013) trong tổng số 432 DNNN phải cổ phần hóa trong 2 năm 2014-2015; giải thể 3 DN, bán 3 DN, sáp nhập 14 DN và đề nghị phá sản 3 DN. Đáng chú ý, việc các DNNN thoái vốn đầu tư ngoài ngành cũng mang lại lợi nhuận cho nhà nước khi thoái vốn hơn 6.050 tỉ đồng giá trị sổ sách (chiếm 30% tổng số vốn phải thoái) thì thu về hơn 8.000 tỉ đồng, tức là bán 1 đồng vốn nhà nước thì thu về được 1,3 đồng.

 

Tập đoàn Viettel ký kết hợp đồng triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng
Tập đoàn Viettel ký kết hợp đồng triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng

 

Theo kế hoạch, 2 năm 2014-2015 phải hoàn thành sắp xếp 479 DN (trong đó: cổ phần hóa 432 DN; bán, giao, giải thể, phá sản 22 DN; sáp nhập, hợp nhất 25 DN).

Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Phạm Lê Thanh cho biết EVN đã thoái vốn toàn bộ 3 DN bất động sản, còn 4 DN nữa cơ bản sẽ hoàn thành trong năm 2015.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng không nên cực đoan với việc đầu tư ra ngoài ngành. “Trong khủng hoảng lại có nhiều cơ hội để đầu tư ngoài ngành. Vấn đề là đầu tư ra ngoài và hiệu quả, bảo toàn vốn và thu được lợi nhuận. Như Viettel được giao quản Công ty Xi măng Cẩm Phả, đến nay đã có lãi”.

Quyết liệt thực hiện cổ phần hóa DNNN

Ông Phạm Viết Muôn cho biết Ban Chỉ đạo đề nghị Bộ Nội vụ trình Chính phủ về đề án Chế độ thi tuyển, hợp đồng có thời hạn tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh đối với vị trí tổng giám đốc DN 100% vốn nhà nước. Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN. Xử lý nghiêm lãnh đạo DN không thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành DN...

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá vai trò của DNNN ngày càng được khẳng định rõ nét. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế như chậm đổi mới, năng lực quản trị còn yếu, không nắm bắt kịp thời nhu cầu phát triển của thị trường, không đáp ứng được yêu cầu quản lý, sức cạnh tranh thấp... Do vậy, tái cơ cấu DNNN phải đặt trọng tâm đổi mới năng lực quản trị, tập trung nguồn lực cho các lĩnh vực chính mà tư nhân không làm được hoặc khó làm.

“Vừa qua, xảy ra các vụ việc lớn, làm rõ ra cho thấy nguyên nhân là do phân công, phân cấp không rõ, không đi đôi với quyền hạn, trách nhiệm hoặc là rộng quá. Cụ thể, tại một số ngân hàng thương mại, có những ngân hàng phân cấp xuống chi nhánh duyệt cấp vốn (cho vay) nhiều quá, dẫn đến những vụ đổ bể rất lớn, như vụ Huyền Như, một chi nhánh mà được quyền quyết lớn quá, quy định không chặt” - Phó Thủ tướng quan ngại.

Phó Thủ tướng khẳng định tiến trình cổ phần hóa DNNN và thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty vừa qua đạt được những kết quả cao là do chủ trương nhất quán của Chính phủ “thoái vốn ngoài ngành có trật tự; khoản đầu tư nào càng để càng lỗ thì bán ngay, khoản nào có lãi thì thoái vốn có lộ trình”.

Phó Thủ tướng đề nghị các văn bản tháo gỡ khó khăn về cơ chế cho DNNN phải được các bộ, ngành ban hành chậm nhất là trong quý I/2015. Trong tháng 1-2015, các tập đoàn, tổng công ty, địa phương hoàn thành báo cáo việc rà soát danh mục cần phải cổ phần hóa để báo cáo Thủ tướng phê duyệt.

 

Viettel muốn nhận các dự án sản xuất vũ khí quan trọng

Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng mạnh dạn đề nghị Chính phủ, Bộ Quốc phòng tiếp tục giao thêm cho Viettel các dự án sản xuất vũ khí, khí tài quan trọng để tiến tới thành lập một tổ hợp công nghiệp quốc phòng, góp phần nhiều hơn nữa vào việc hiện đại hóa quân đội, làm chủ các trang thiết bị quân sự.

Theo ông Hùng, đến hết năm 2014, doanh thu của Viettel đạt 197.000 tỉ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2013; lợi nhuận trước thuế là 42.000 tỉ đồng. Viettel đã mở rộng đầu tư tại 9 quốc gia ở 3 châu lục (châu Á, Phi, Mỹ).

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo