xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Căng mình phòng chống virus cúm

Ngọc Dung - Văn Duẩn

Virus cúm A/H5N6 có thể phát tán bởi lượng gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam qua khu vực biên giới các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn

Tuy chưa ghi nhận ca nhiễm cúm A/H5N6 trên người nhưng “bản đồ” cúm A/H5N6 đang mở rộng ở nhiều địa phương trong thời điểm tình trạng buôn lậu gia cầm thường xuyên xảy ra, đã làm tăng nguy cơ lây lan và đe dọa sức khỏe người dân.

Bắt giữ hàng chục tấn gia cầm lậu

Theo báo cáo của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), hiện cả nước có 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị và xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Dù các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn nhưng gia cầm của Trung Quốc vẫn tràn qua biên giới và xâm nhập nước ta. Mới đây nhất, rạng sáng 11-9, tại bãi đất trống thuộc Km 8 - Quốc lộ 4B, địa phận thôn Hợp Tân, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, lực lượng chức năng đã bất ngờ tập kích bắt giữ 30 lồng nhựa chứa 3.915 con gà giống nhập lậu. Trước đó, ngày 5-9, tại khu vực xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Đội Kiểm soát chống buôn lậu thuộc Trạm Kiểm soát liên hợp Km 15 - Bến tàu Dân Tiến cũng đã phát hiện 7.500 con gà giống nhập lậu.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra hoạt động buôn bán gia cầm ở Lạng Sơn Ảnh: Ngọc Dung
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra hoạt động buôn bán gia cầm ở Lạng Sơn Ảnh: Ngọc Dung

Thống kê của Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn cho thấy từ đầu năm đến nay, cơ quan này đã tổ chức 202 vụ tiêu hủy hơn 16 tấn gà Trung Quốc thải loại, 685 kg gà thương phẩm, gần 139.000 con gà giống và hơn 162.000 con vịt giống. Đặc biệt, trong tháng 7 và 8, số lượng gia cầm giống nhập lậu bị cơ quan chức năng bắt giữ tăng đột biến.

Hiện đang là thời điểm người chăn nuôi vào đàn để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ gia cầm giống khá lớn. Vì vậy, gia cầm giống lậu từ Trung Quốc đang tràn về Việt Nam. Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y, cho biết vấn đề nhập lậu gia cầm từ Trung Quốc, nhất là gia cầm (vịt, gà, ngan) giống, đang có dấu hiệu tăng trở lại. Đây là điều nguy hiểm, đặc biệt là trong bối cảnh trong nước đang căng mình để phòng chống các loại virus cúm gia cầm như A/H5N6, A/H7N9 có khả năng gây chết người đã xảy ra ở Trung Quốc.

Giám sát chặt người nhập cảnh

Để đối phó với dịch cúm A/H5N6, Bộ NN-PTNT đã gửi công văn khẩn đến các địa phương, đặc biệt là các tỉnh biên giới phía Bắc, yêu cầu tăng cường các biện pháp kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm để phát hiện kịp thời các ổ dịch cúm A/H5N6.

Theo Bộ NN-PTNT, ngoài Lạng Sơn và Hà Tĩnh thì kết quả giải trình tự gien các mẫu cúm gia cầm phát hiện ở Lào Cai, Quảng Trị và Quảng Ngãi cho thấy tỉ lệ tương đồng trên 99% so với chủng virus đã gây tử vong ở người tại tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc. Bộ NN-PTNT nhận định virus cúm A/H5N6 xâm nhập Việt Nam có liên quan đến hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm không rõ nguồn gốc, nhập lậu và chưa qua kiểm dịch.

Mới đây, qua kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh ở tỉnh Lạng Sơn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng bày tỏ lo ngại khi chợ Giếng Vuông - kinh doanh giết mổ gia cầm lớn nhất tỉnh Lạng Sơn - vẫn chưa được quy hoạch thành khu giết mổ riêng, cách ly với các khu buôn bán thực phẩm khác.

Theo các tiểu thương kinh doanh gia cầm sống tại chợ Giếng Vuông, số gia cầm tại chợ đều có nguồn gốc từ Bắc Giang hoặc “gà nuôi trong làng”. Tuy nhiên, khi được hỏi làm thế nào để phân biệt được “gà ta” và gà Trung Quốc thì họ cho rằng rất khó nhận diện.

PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa đưa ra khuyến cáo hạn chế việc đi lại và giao lưu thương mại nhưng đã có khuyến cáo khách du lịch đến khu vực có ổ dịch không nên tiếp xúc với gia cầm và đến các chợ bán gia cầm sống. Đồng thời, WHO cũng đang tiếp tục theo dõi sự biến chủng của virus cúm gia cầm lây bệnh sang người và nguy cơ của sự biến chủng lây truyền từ người sang người.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lưu ý phòng chống dịch tại các cửa khẩu, cần củng cố khu thu dung điều trị cách ly tại phòng khám đa khoa khu vực. Để ngăn dịch từ biên giới, cần giám sát chặt chẽ  người nhập cảnh, thực hiện việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do virus Ebola và cúm gia cầm. 

Thêm bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus mới

Ngày 12-9, Cục Y tế dự phòng cho biết Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) đã ra thông báo về 19 bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp do nhiễm virus đường ruột EV-D68. Tất cả các bệnh nhân đều trong tình trạng khó thở, giảm ô xy máu, một số bị sốt. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

EV-D68 được phát hiện từ năm 1962 nhưng đến năm 2013 mới ghi nhận 79 ca. Virus EV-D68 có khả năng truyền từ người sang người khi người nhiễm virus ho, hắt hơi hay khi người lành tiếp xúc với các bề mặt nhiễm virus này.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo