xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cấp bách bịt lỗ hổng an toàn hàng không

Bài và ảnh: Tô Hà

Thống kê của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy số sự cố đã tăng đột biến trong năm 2014. Cụ thể, năm 2012, toàn ngành xảy ra 214 sự cố, năm 2013 giảm xuống còn 182 nhưng đến năm 2014, lại tăng lên 311 sự cố tại tất cả các sân bay

Tại hội nghị toàn quốc về công tác bảo đảm an toàn hàng không năm 2014, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) Lại Xuân Thanh đánh giá đây là thời điểm bộc lộ nhiều yếu kém của ngành hàng không, khi để xảy ra một số sự cố nghiêm trọng, gây lo lắng trong dư luận xã hội.

Sự cố ảnh hưởng cả vùng thông báo bay

Thống kê của Cục HKVN cho thấy số sự cố đã tăng đột biến trong năm 2014. Cụ thể, năm 2012, toàn ngành xảy ra 214 sự cố, năm 2013 giảm xuống còn 182 nhưng đến năm 2014, lại tăng lên 311 sự cố tại tất cả các sân bay. Phân loại nguyên nhân sự cố, chỉ có duy nhất nguyên nhân do thời tiết giảm từ 39 xuống còn 34 vụ (năm 2014 so với 2013), các nguyên nhân còn lại đều tăng đột biến. Số sự cố tăng chủ yếu là về uy hiếp an toàn (tăng 34 vụ). Sự cố nghiêm trọng chỉ tăng 2 vụ.

 

Để hành khách yên tâm, an toàn hàng không phải được đặt lên hàng đầu. Trong ảnh: Hành khách chuẩn bị lên máy bay tại sân bay Nội Bài
Để hành khách yên tâm, an toàn hàng không phải được đặt lên hàng đầu. Trong ảnh: Hành khách chuẩn bị lên máy bay tại sân bay Nội Bài

 

Bên cạnh các sự cố được dư luận chú ý đặc biệt như mất điện tại Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh (ACC HCM) và Cơ quan Kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất trưa ngày 20-11, vận chuyển nhầm hành khách đi Cam Ranh ngày 19-6, kiểm soát viên không lưu (KSVKL) thực tập cấp nhầm huấn lệnh tại sân bay Đà Nẵng cho một máy bay cất cánh khi máy bay khác vừa hạ cánh chưa thoát ra khỏi đường băng ngày 27-6..., còn có nhiều sự cố đáng quan tâm khác. Ngày 14-5, chuyến bay VN1601 sắp về đến sân bay Buôn Ma Thuột, tổ bay liên lạc với KSVKL ở sân bay để lấy thông tin thời tiết nhưng không thấy phản hồi. Phi công đã phải chuyển sang liên lạc với ACC HCM để thông báo tình hình và bay chờ ở Buôn Ma Thuột. Phải đến 10 phút sau, phi công mới nối lại được với KSVKL sân bay Buôn Ma Thuột để hạ cánh.

Sự cố gần đây nhất là ngày 5-11, chuyến bay VJ508 của hãng hàng không VietJet từ Đà Nẵng đi Hà Nội đang lăn ra đường băng thì phi công phát hiện một con bò trên đường  cất hạ cánh. Chuyến bay phải hoãn lại để... đuổi con bò ra khỏi đường băng.

Đáng lo ngại là trước đây, sự cố hàng không chỉ uy hiếp an toàn 1-2 chuyến bay nhưng vừa qua đã xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến cả vùng thông báo bay (FIR Hồ Chí Minh), ảnh hưởng trực tiếp đến 92 chuyến bay và ảnh hưởng gián tiếp đến cả trăm chuyến bay khác như vụ mất điện ở ACC HCM.

Do năng lực và ý thức của nhân viên

So với mặt bằng chung, trong công tác bảo đảm an toàn bay có 2 đơn vị đang bộc lộ nhiều yếu kém cần chú ý đặc biệt để nâng cao năng lực trong thời gian tới là sân bay Cam Ranh và tổ kiểm tra an toàn đường cất hạ cánh. Cục trưởng Lại Xuân Thanh cho biết sân bay Cam Ranh vừa qua để xảy ra nhiều sự cố như máy bay ra nhầm đường lăn, đường băng, hạ cánh nhầm đầu đường băng, máy bay cất cánh nhưng quên hành lý của toàn bộ hành khách… Nguyên nhân do năng lực nhân viên có hạn, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, hệ thống tài liệu không được cập nhật.

Thực hiện theo Nghị quyết của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Bộ Giao thông Vận tải đã thành lập các tổ công tác về an toàn đường cất hạ cánh tại các sân bay từ năm 2013, với mục đích tăng cường tần suất kiểm tra, giám sát an toàn đường cất hạ cánh để bảo đảm an toàn cho máy bay. Thế nhưng, các sự cố có nguyên nhân do vật ngoại lai trên đường cất hạ cánh lại tăng từ 3 vụ năm 2013 lên 14 vụ năm 2014. Nhiều trường hợp máy bay ra đường lăn vẫn có nguy cơ đụng phải cốc nhựa uống nước, dụng cụ làm vệ sinh, thậm chí là mảnh vỡ kim loại. Với tốc độ chạy đà trên đường băng rất cao của máy bay, chỉ cần một mẩu sắt nhỏ hay vật ngoại lai mềm cũng có thể làm máy bay nổ lốp, trượt ra khỏi đường băng, gây nguy hiểm cho chuyến bay.

Nhấn mạnh an toàn hàng không là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, Cục trưởng Lại Xuân Thanh cho rằng “Năm 2014 ngành hàng không đã để xảy ra một số sự cố nghiêm trọng, thậm chí là đặc biệt nghiêm trọng, gây lo lắng cho cả xã hội. Cần phải đánh giá được những rủi ro để đề ra những giải pháp thực hiện trong năm 2015. Phải cấp bách bịt lỗ hổng mà chính chúng ta đã khoét ra, có tiến bộ vượt bậc để an toàn hàng không không còn là mối lo lắng trong xã hội”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo