xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cấp mã số công dân: Tốn hơn 4.000 tỉ đồng

Bài và ảnh: THẾ KHA

Khoảng 4.000 tỉ đồng để xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng và cấp CMND mới 12 số; khoảng 30-40 tỉ đồng/năm để thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư

Chiều 13-6, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công an  công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. Song song đó, Bộ Công an cũng đang hoàn thiện dự án khả thi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sửa đổi các quy định liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chi phí quá cao

Ông Lê Hồng Sơn, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, cho biết nhiệm vụ của đề án và dự án nói trên đều đặt ra mục tiêu là cắt giảm thủ tục, giấy tờ công dân và “chìa khóa” để thực hiện chính là mã số công dân cấp cho mỗi người từ khi sinh ra tới khi chết.
 
Theo dự kiến, năm 2015, Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đồng thời hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi cả nước.
 
Cơ quan công an sẽ nhập thông tin công dân để xác lập số định danh cá nhân đối với trường hợp công dân đăng ký khai sinh trước ngày 1-1-2016; cơ quan tư pháp phối hợp với cơ quan công an nhập thông tin, cấp số định danh cho công dân khi đăng ký khai sinh từ ngày 1-1-2016 (thời điểm dự kiến Luật Hộ tịch có hiệu lực).
 
img
Ông Lê Hồng Sơn, Thứ trưởng Bộ Tư pháp (đứng),
nói: “Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì việc bảo đảm nguồn lực để thực hiện đề án sẽ là một thách thức”
 
Theo ông Sơn, trước mắt các bộ, ngành sẽ rà soát và đề xuất phương án đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ công dân đang nằm ở 178 văn bản quy phạm pháp luật với gần 1.300 thủ tục. Nếu làm tốt thì có thể tiết kiệm khoảng 1.600 tỉ đồng/năm.
 
Trong giai đoạn 2013-2014, Bộ Tư pháp sẽ giúp Chính phủ hoàn thiện, trình Quốc hội xem xét, thông qua Luật Hộ tịch để xác định rõ nội hàm và tạo cơ sở pháp lý cho số định danh cá nhân.

Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an), cho biết riêng dự án của Bộ Công an dự kiến hết khoảng 4.000 tỉ đồng để xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng và cấp CMND mới 12 số (sử dụng làm số định danh cá nhân). Còn theo ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp), đề án của Bộ Tư pháp tiêu tốn khoảng 30-40 tỉ đồng/năm.

Đối diện với khó khăn

Ông Sơn nói với quy mô dân số gần 90 triệu người, việc thu thập thông tin công dân để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ không thể thực hiện được trong thời gian ngắn. Mặt khác, nền kinh tế còn khó khăn thì việc bảo đảm nguồn lực để thực hiện sẽ là một thách thức đối với Chính phủ.
 
Còn theo ông Vệ, sau khi Thủ tướng phê duyệt dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an sẽ phối hợp với các bộ, ngành triển khai thiết kế kỹ thuật, lắp đặt thiết bị tới 9.000 xã và 2.000 phường, thị trấn trên cả nước.
 
Sắp tới, khi Chính phủ phê duyệt Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 170/2007 về CMND (bỏ ghi tên cha mẹ trên CMND 12 số), Bộ Công an sẽ đồng loạt cấp CMND mới trên cả nước và không phải một sớm một chiều mà làm xong được.

Giải thích về việc tại sao không triển khai sớm việc cấp số định danh cho công dân mới sinh ra ngay từ bây giờ mà phải chờ tới năm 2016, ông Sơn cho biết số định danh là một dãy số tự nhiên, là chìa khóa để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giảm các thủ tục; khi cơ sở dữ liệu chưa có thông tin gì thì việc cấp mã số định danh ngay từ bây giờ cũng không sử dụng được vào việc gì.

Đại tá Vũ Xuân Dung, Cục trưởng Cục Cảnh sát Đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an), cho biết việc cấp số định danh cá nhân được dựa trên dữ liệu của từng người khi nhập vào hệ thống.
 
“Khi nhập các dữ liệu vào thì phần mềm mới cho ra một dãy số tự nhiên 12 số chứ không có sẵn kho số để phân chia giữa ngành tư pháp và công an. Thiết lập được hệ thống mạng rồi thì cán bộ hộ tịch của xã, phường, thị trấn sẽ truy cập vào đó để nhập thông tin và nhận được mã số của công dân để điền vào giấy khai sinh.

“Chúng tôi đã tính toán mã số của mỗi người trong thời gian 500 năm không trùng nhau được” - ông Dung nói và cho biết các bộ, ngành, địa phương chỉ truy cập được vào hệ thống phần mềm và khai thác một số thông tin nhất định; các thông tin thuộc diện bí mật cá nhân có quy định cụ thể trong việc khai thác, sử dụng.

Không dễ dàng

TS Trần Thất, nguyên vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp (Bộ Tư pháp), cho biết những lo lắng của dư luận là hoàn toàn chính đáng khi đề án có tổng kinh phí thực hiện quá lớn. 90% thành công của đề án phụ thuộc vào việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin. N
 
goài ra, việc cập nhật kiến thức tin học cho lực lượng công an xã/phường/thị trấn và hộ tịch viên trên cả nước để họ có thể cập nhật thông tin, cấp mã số cho mỗi công dân vào phần mềm chung của cả nước là không dễ dàng.
 
Đề án đưa ra chuyên nghiệp nhưng lấy đâu ra con người chuyên nghiệp thực hiện thì phải bàn. Cái ngại nhất hiện nay là chúng ta chưa nhìn thấy phần mềm do Bộ Công an xây dựng như thế nào, khi đưa vào thực tế có phát sinh nhiều vấn đề hay không.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo