xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cầu danh và háo danh

Đỗ Thông

Thực trạng hàng vạn cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ thất nghiệp đã không đủ sức khiến gần cả triệu gia đình thí sinh ở kỳ thi THPT quốc gia vừa qua từ bỏ giấc mơ con em mình lập thân bằng bệ phóng ĐH.

Nếu hỏi bất cứ ai trong số đó “sao không cho con học nghề dễ có việc làm hơn?” thì sẽ nhận ngay lời đáp khó chịu: “Sao lại suy nghĩ ngược đời vậy?”.

Đã nhiều năm Việt Nam luôn thừa thầy thiếu thợ nhưng hiếm ai muốn cho con mình học trường nghề mà chỉ muốn vào ĐH bằng mọi giá dù nguy cơ thất nghiệp rất cao.

Thực ra, phụ huynh không có lỗi, nhất là với những người cả đời làm lụng vất vả, nay muốn con cái mình thành danh để hãnh diện, để thoát nghèo..., cũng là mong ước chính đáng.

Đáng trách ở đây chính là các nhà hoạch định nền giáo dục. Dù biết rõ thực trạng thừa thầy thiếu thợ, biết rõ đang “khủng hoảng thừa” ĐH nhưng họ vẫn cứ vô tư cấp phép mở trường. Ngược lại, việc đầu tư vào các trường nghề thì nhỏ giọt. Vậy thì đã tỏ, trong quyết định “sống chết phải vào ĐH” của phụ huynh và thí sinh, các nhà quản lý “góp” một phần lỗi không nhỏ.

Nói rõ hơn, người đời thường muốn cầu danh và cách làm chưa chuẩn của nhà quản lý rất dễ khiến thói quen cầu danh ấy trở thành bệnh háo danh.

Như mới đây, cư dân mạng truyền nhau những bức ảnh về một chuyện đã cũ: Tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) có niêm yết bằng decal mấy dòng chữ “Khám giáo sư”, “Khám phó giáo sư”, kèm theo đó là các mức giá cụ thể, trong giờ lẫn ngoài giờ, cùng bức hình một bác sĩ có học hàm giáo sư và một bác sĩ có học hàm phó giáo sư đang ngồi khám bệnh.

Dù đây là việc làm hợp pháp, đã tương đối phổ biến ở một số cơ sở y tế nhưng ngẫm lại thì thấy phản cảm. Ừ thì được giáo sư, phó giáo sư khám cho, giá tiền ắt phải khác. Nhưng “định giá” học hàm như vậy ở một nơi mà người ta gọi là “nhà thương”, gọi bác sĩ là “từ mẫu” thì có nên không? Mà vì sao như vậy? Là bởi bệnh nhân tin rằng danh xưng giáo sư, phó giáo sư đi kèm với chất lượng khám chữa bệnh tương ứng. Là do các nhà quản lý biết tận dụng “biến” những học hàm cao sang thành công cụ thu tiền. Bệnh viện “làm giá” cho giáo sư, phó giáo sư như vậy liệu có công bằng với các bác sĩ chưa có học hàm hoặc mới có học vị thạc sĩ, tiến sĩ, trong khi ai cũng phải thực hiện nghĩa vụ cứu người?

Một khi cái danh bị đẩy lên tới mức hái ra tiền, làm nên tên tuổi trên những cái đầu không tương xứng thì dễ biến thành thảm trạng, hình thành trào lưu chạy theo giá trị ảo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo