xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cây xanh Hà Nội tổn thương

Nguyễn Quyết - Thuỳ Dương - Nguyễn Hưởng

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng việc đốn hạ 6.700 cây xanh được người dân thủ đô đồng thuận, ủng hộ nhưng thực tế lại vấp phải sự phản ứng quyết liệt

Tại buổi họp sáng 19-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã nghiêm khắc phê bình các đơn vị triển khai trồng thay thế cây xanh do công tác thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. “Việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu rằng TP có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.000 cây xanh; trong khi lại không thông tin được rằng đề án đó là từng bước thay thế những cây cỗi, đã già, sâu mọt, cong nghiêng, không đúng chủng loại” - ông Thảo nhận xét.

“Không kiếm chác, không có nhóm lợi ích”

Ông Nguyễn Thế Thảo cho rằng việc thực hiện thay thế các cây này là “chủ trương đúng đắn”. “Hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích. Các đơn vị, doanh nghiệp, tư nhân ủng hộ và đóng góp những cây rất có giá trị, đúng chủng loại theo quy hoạch thay thế. Ngân sách không phải bố trí đồng nào cho việc thay thế cây xanh này” - ông khẳng định.

6.700 cây xanh ở Hà Nội sẽ bị đốn hạ bất chấp sự phản đối của người dân Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
6.700 cây xanh ở Hà Nội sẽ bị đốn hạ bất chấp sự phản đối của người dân Ảnh: NGUYỄN QUYẾT

 

Về cơ sở pháp lý, theo ông Thảo, việc thay thế cây xanh dựa trên quy hoạch chuyên ngành về hệ thống công viên và cây xanh được HĐND TP Hà Nội thông qua. Trong đó, có lộ trình thay thế tất cả các cây già cỗi, sâu mục, cong nghiêng, không bảo đảm an toàn giao thông.

Trong khi đó, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho rằng số cây được thay thế do các tổ chuyên gia, gồm cả Ban Dự án duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật của Công ty Công viên cây xanh TP Hà Nội và UBND các quận khảo sát, báo cáo. Số lượng cây không bảo đảm sẽ từng bước được thay thế bằng những cây phù hợp quy hoạch, cảnh quan đô thị và môi trường sinh thái.

Về việc những cây được thay thế có nhiều cây gỗ lớn, ông Dực khẳng định lượng gỗ sẽ được Công ty Công viên cây xanh thu hồi và tổ chức bán đấu giá thu ngân sách. Ông nhấn mạnh: “Các đơn vị tham gia xã hội hóa sẽ đóng góp cây xanh, như vậy thì làm gì có lợi ích cá nhân trong việc này?”.

Theo TP Hà Nội, đến nay, đã có một số đơn vị hưởng ứng, tham gia, thực hiện việc này trên 17 tuyến phố, như: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Công ty Cổ phần Thương mại Công nghệ Bình Minh, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Hà Thành, Công an TP Hà Nội... và một số tổ chức, cá nhân khác.

Chưa minh bạch

Theo kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, đúng là trước khi tiến hành chặt thay thế cây, TP Hà Nội đã công bố 1 bản đề án. Thông qua báo chí, người dân chỉ biết vài thông tin vắn tắt về việc thay thế, số lượng, lý do thay thế… Tuy nhiên, đa phần người dân bất bình vì việc chặt bỏ số lượng quá lớn cây xanh lại diễn ra quá nhanh và bỏ qua việc lấy ý kiến nhân dân.

Theo ông Ánh, việc công khai, minh bạch thông tin cần đầy đủ để người dân hiểu và cho ý kiến, chứ không vội vàng như vậy được. Về chuyên môn, ông Ánh góp ý: “Có thể trồng xen kẽ một cây mới bên cạnh một cây cũ để khi cây mới chưa kịp lớn thì vẫn có tán cây cũ che nắng, điều hòa không khí. Chặt hàng loạt cây xanh rõ ràng ảnh hưởng đến môi trường thủ đô”.

Về nội dung đề án, kiến trúc sư Ánh thẳng thắn nhận xét: “Đọc đề án chỉ thấy kể cây nọ, cây kia hỏng mà không biết cây đó ở vị trí nào, hiện trạng ra sao”. Ông Ánh cũng tỏ ra bức xúc khi đề án nói thay thế những cây hư, sâu mục nhưng khi báo chí chụp hình và đăng tải thì thấy hầu hết là cây lớn và tốt.

“Thực tế thì đường phố Hà Nội mấy chục năm nay có nhiều cây hỏng, sâu mọt, trồng tự phát, không đúng tiêu chuẩn cây đô thị… Có thể người dân chưa hiểu rõ rằng cây này to thật nhưng cong, không đủ tiêu chuẩn cây đô thị, dễ gãy, đổ. Vậy thì đề án phải có hồ sơ mô tả rõ ràng, hồ sơ khảo sát phải tường minh, làm ở khu vực nào phải lấy ý kiến người dân khu vực đó” - ông Ánh góp ý.

Tại sao cây khỏe mạnh cũng bị chặt?

Trên trang Facebook cá nhân của mình, GS Ngô Bảo Châu đã lên tiếng về việc chặt hạ 6.700 cây xanh ở Hà Nội với hàng loạt câu hỏi: Tại sao nhiều cây cao, thẳng, khỏe mạnh cũng bị chặt? Có ở đâu, nơi nào, khi nào người ta duy tu, bảo trì cây xanh bằng cách chặt cây hàng loạt hay không? Cây mới trồng lại bao giờ mới lớn? Để chờ có một hàng cây đồng bộ thẳng hàng, tổn thất cho dân là gì, có xứng đáng không? Phát triển TP đã có quy hoạch, tại sao bỗng dưng lại phải có chiến dịch chặt cây?...

Nhà báo Trần Đăng Tuấn cũng đã gửi thư ngỏ đến Chủ tịch UBND TP Hà Nội kiến nghị nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra có đúng 6.700 cây đó là thuộc diện cần loại, thay hay không? Đồng thời, làm rõ việc chọn cây mới trên cơ sở gì, có thỏa đáng không và kinh phí như thế nào?...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo