xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

CBCC được tăng lương trước thời hạn nếu lập thành tích xuất sắc

 

Tiền lương tăng thêm đối với biên chế, lao động của hệ thống Công đoàn được chi trả từ nguồn thu 2% kinh phí Công đoàn Bộ Nội vụ, Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Tài chính vừa ban hành 11 thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ lương mới đối với cán bộ công chức (CBCC), viên chức và lực lượng vũ trang.

Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC của liên Bộ Nội vụ - Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với CBCC, viên chức trong biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (NSNN).

Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật: Bị kéo dài thêm 1 năm không tăng lương

Đối với các chức danh lãnh đạo thuộc diện xếp lương mới theo bảng lương chức vụ (gồm bộ trưởng và tương đương trở lên, cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn), việc chuyển lương theo nguyên tắc: Hiện đang xếp lương theo chức danh lãnh đạo nào thì chuyển xếp lương mới theo chức danh lãnh đạo đó và thôi hưởng phụ cấp thâm niên chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ (phụ cấp tái cử, nếu có). Những chức danh lãnh đạo quy định 2 bậc lương, nếu chưa hưởng phụ cấp tái cử thì chuyển sang lương mới vào bậc 1 của chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm. Nếu đang hưởng phụ cấp tái cử (5% trở lên) thì chuyển sang lương mới vào bậc 2 của chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm và thôi hưởng phụ cấp tái cử.

Đối với các chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương mới theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, việc xếp lương mới tuân theo nguyên tắc: Hiện đang xếp lương theo chức danh bầu cử nào thì căn cứ vào hệ số lương cũ (không gồm phụ cấp tái cử, nếu có) để chuyển xếp vào ngạch, bậc lương mới của công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo với chức danh bầu cử hiện đảm nhiệm. Thông tư 01 nêu rõ, đối với các chức danh này: Trong thời gian giữ hệ số lương cũ nếu có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật (một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo) thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật, bị kéo dài thêm 1 năm (đủ 12 tháng) thời gian tính xếp lên bậc lương cao hơn hoặc thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Đối với CBCC (kể cả công chức cấp xã), viên chức chuyên môn, nghiệp vụ từ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở xuống, nhân viên thừa hành, phục vụ (không giữ chức danh lãnh đạo), xếp lương theo nguyên tắc: Đang xếp ở ngạch nào hoặc chức danh chuyên môn nghiệp vụ nào thuộc ngành tòa án, kiểm sát thì căn cứ vào hệ số lương cũ để chuyển xếp sang hệ số lương mới theo ngạch hoặc chức danh đó. Nếu đã chuyển xếp vào bậc lương mới cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh thì tùy thuộc vào thời gian đã giữ bậc lương cũ để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung. Trong thời gian giữ bậc lương cũ, nếu có một năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật (một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức) thì cứ mỗi năm không hoàn thành hoặc bị kỷ luật, bị kéo dài thêm 1 năm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung. Việc xếp lương mới cũng không được kết hợp với nâng ngạch công chức, viên chức.

Lãnh đạo cơ quan được ban hành tiêu chuẩn để nâng bậc lương trước thời hạn

Theo Thông tư số 03 của Bộ Nội vụ, đối với chuyên gia cao cấp, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương thì sau đủ 60 tháng giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng lên một bậc lương. CBCC, viên chức nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến A2 thì sau đủ 36 tháng giữ bậc lương trong ngạch hoặc chức danh được xét nâng lên một bậc lương. CBCC, viên chức nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và C thì sau đủ 24 tháng giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng lên một bậc lương.

Thông tư cũng quy định chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với CBCC, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản nếu chưa xếp vào bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh và còn thiếu từ 1 - 12 tháng thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn. Tỉ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong 1 năm không quá 5% tổng biên chế trả lương của cơ quan đơn vị. Việc làm này không được quá 2 lần trong thời gian giữ một bậc lương. Tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thời gian thực hiện nhiệm vụ và thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độ thành tích khác nhau do thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý CBCC, viên chức trao đổi với cấp ủy và BCH Công đoàn cùng cấp quy định.

Số biên chế vượt định mức, cơ quan đơn vị phải tự bảo đảm

Đó là một trong những nội dung chính của Thông tư số 02 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện cải cách tiền lương (CCTL) đối với CBCC, viên chức và lực lượng vũ trang.

Đối với biên chế cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã tăng thêm trong năm so với biên chế tại thời điểm báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện CCTL, nếu trong phạm vi tổng mức biên chế được giao hoặc phê duyệt thì nhu cầu này được tính vào nhu cầu kinh phí CCTL của kỳ sau. Số biên chế vượt so với tổng biên chế thì nhu cầu kinh phí thực hiện CCTL của số này do cơ quan, đơn vị tự bảo đảm từ các nguồn theo quy định của pháp luật; không được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện CCTL của các bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, TP. Riêng tiền lương tăng thêm đối với lao động của các đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị đã thực hiện khoán chi thì đơn vị sử dụng nguồn thu được để lại theo chế độ để chi trả cho người lao động. Nếu nguồn thu không đủ chi trả lương tăng thêm thì phần thiếu được ngân sách bảo đảm và nhu cầu kinh phí thực hiện CCTL được tính vào nhu cầu kinh phí thực hiện CCTL của bộ, cơ quan Trung ương và tỉnh, TP.

Thông tư cũng nêu rõ, tiền lương tăng thêm đối với biên chế, lao động của hệ thống Công đoàn các cấp thì được chi trả từ nguồn thu 2% kinh phí Công đoàn; không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện CCTL của các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, TP.

Anh Phương

------------------------ 

Tại Thông tư 02, Bộ Tài chính nêu rõ nguồn kinh phí thực hiện CCTL gồm: Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ quy định của các đơn vị sự nghiệp có thu và các cơ quan hành chính có thu. Riêng các đơn vị thuộc ngành y tế, tỉ lệ này là 35%. Sử dụng nguồn 10% tiết kiệm chi thường xuyên (gồm cả các cơ quan đã thực hiện khoán biên chế và đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu). Sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương theo dự toán do Thủ tướng giao của năm kế hoạch so với dự toán Thủ tướng giao năm trước và 50% số thực hiện tăng thu của ngân sách địa phương so với dự toán Thủ tướng giao (không gồm nguồn thu được cân đối đầu tư hạ tầng)....

-----------------------

Cách tính trả lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ

Thông tư số 08 của liên Bộ Nội vụ - Tài chính, tiền lương giờ dùng làm căn cứ để trả tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ được xác định bằng tiền lương của 1 tháng chia cho số giờ làm việc tiêu chuẩn trong 1 tháng (tiêu chuẩn: 8 giờ làm việc/ngày, 22 ngày/tháng). Thời gian làm việc đêm được tính từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau đối với các tỉnh, TP từ Thừa Thiên - Huế trở ra, từ 21 giờ đêm đến 5 giờ sáng hôm sau đối với các địa phương từ Đà Nẵng trở vào.

Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương giờ x 130% x Số giờ làm việc thực tế vào ban đêm.

Làm thêm giờ vào ban ngày:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ x 150% (hoặc 200% - 300%) x Số giờ thực tế làm thêm (trong đó: Mức 150% áp dụng với ngày thường, 200% với ngày nghỉ hằng tuần và 300% với ngày lễ hoặc nghỉ bù ngày lễ).

Làm thêm giờ ban ngày, nếu được bố trí nghỉ bù vào những giờ

làm thêm:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ x 50% (hoặc 100% - 200%) x Số giờ thực tế làm thêm (trong đó mức 50% áp dụng với giờ làm thêm ngày thường, 100% với giờ làm thêm ngày nghỉ hằng tuần, 200% đối với ngày nghỉ lễ hoặc nghỉ bù ngày lễ).

Làm thêm vào ban đêm:

Tiền lương làm thêm giờ ban đêm = Tiền lương làm thêm 1 giờ vào ban ngày x 120% x Số giờ thực tế làm thêm giờ vào ban đêm. A.P

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo