xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chậm sửa nhiều luật thiết thực

Phạm Dương

Các đại biểu Quốc hội cho rằng nên sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 để tạo điều kiện cho việc điều chỉnh nhiều đạo luật quan trọng khác

Sáng 9-6, thảo luận chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 tại hội trường, các đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) bày tỏ bức xúc trong công tác làm luật.

img
Đại biểu Phạm Phương Thảo: Nên xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. Ảnh: THẾ DŨNG
 
Dễ thì làm, khó để lại...
 
“Nên xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 vì nó liên quan đến việc tổ chức bộ máy Nhà nước, tổ chức QH, tổ chức Chính phủ, tòa án, VKS cũng như tổ chức HĐND, bầu cử QH, bầu cử HĐND năm 2011” - ĐB Phạm Phương Thảo (TPHCM) đề xuất. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Dương Ngọc Ngưu (Thanh Hóa) cũng kiến nghị QH thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 vì nếu không sửa thì không có cơ sở để xây dựng các đạo luật về tổ chức cũng như các đạo luật liên quan.
 
Phải xử cả nhà phân phối, quảng cáo...
 
Chiều 9-6, QH thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng (NTD). Nội dung được các ĐB góp ý nhiều nhất là luật cần quy định rõ chế tài xử bên thứ ba (ngoài nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ) là các chương trình truyền thông, quảng cáo... đã tác động đến quyết định lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của NTD dẫn đến NTD bị thiệt hại. Theo ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TPHCM), luật cần quy định rõ chế tài xử lý hành vi áp đặt lãi suất, phí đối với NTD của các tổ chức tài chính, tín dụng. Đặc biệt, ngay cả các dịch vụ công hoặc y tế, giáo dục, bán hàng trực tuyến, bán hàng đa cấp... cũng cần có chế tài xử lý rõ ràng khi quyền lợi NTD bị xâm hại. 
 
T.Dũng
Đặt vấn đề việc làm luật hiện theo kiểu “dễ thì làm, khó thì để lại”, ĐB Lê Thị Dung (An Giang) dẫn thực tế 80%-85% khiếu kiện đông người liên quan đến đất đai và khiếu nại, tố cáo song việc sửa đổi hai đạo luật này lại chậm. Nhiều ĐB đề nghị sớm ban hành hay sửa những luật liên quan mật thiết tới thực tiễn đời sống người dân như Luật Đất đai; Luật Khiếu nại - tố cáo; Luật Tiếp cận thông tin...
 
Các ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam), Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk), Dương Ngọc Ngưu... đề nghị sớm thông qua Luật Biển VN vì đó là “nguyện vọng tha thiết của nhân dân”. ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng sớm sửa Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn vốn có từ 20 năm trước nhằm giải quyết những vấn đề nhức nhối từ thực tiễn.
 
Bộ trưởng Bộ Tư pháp xin lỗi
 
“Căn cứ vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, chúng tôi báo cáo với cử tri rằng luật này rất quan trọng phải đưa vào chương trình luật như Luật Biển VN và một số luật khác nhưng khi về, chúng tôi không báo cáo được với cử tri vì sao lại đưa ra ngoài chương trình”- ĐB Lê Thị Dung phản ánh. Đồng tình, nhiều ĐB khác cho rằng kỷ cương trong công tác xây dựng luật pháp chưa nghiêm. Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, ĐB Trịnh Thị Nga (Phú Yên) cho rằng đó là sự thiếu kiên quyết, nể nang. “Nếu một con mèo tha một miếng mỡ nhỏ thì đuổi nó thục mạng nhưng một con hổ tha một con heo, một con bò thì cả làng đóng cửa để nhìn”- bà Nga dùng hình ảnh ví von để nói rằng nếu không quy trách nhiệm trong công tác làm luật sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội.
 
Từ thực tế một số luật giao cho Chính phủ hướng dẫn thi hành nhưng hướng dẫn chậm hoặc không hướng dẫn được, ĐB Bùi Trí Dũng (An Giang) đặt câu hỏi: “Vậy luật hay hướng dẫn cao hơn?”. “Đăng đàn” trước những phát biểu thẳng thắn của các ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nói: “Thay mặt cơ quan giúp Chính phủ, tôi xin lỗi các ĐBQH vì đã làm ảnh hưởng đến chương trình”.
 
Hôm nay (10-6), sau khi Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ kỳ họp thứ 6 đến kỳ họp thứ 7 (QH khóa XII), Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh sẽ mở màn phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các ĐBQH tại kỳ họp này. Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng cũng sẽ đăng đàn.
 
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh sẽ trả lời chất vấn trong ngày 11-6. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, sẽ trả lời chất vấn vào sáng 12-6.
 

img

ĐB Danh Út (Kiên Giang):

Tiếp tục chất vấn về giá lúa

 
Tôi đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện chủ trương của Thủ tướng để nông dân trồng lúa có lãi 30% và đã nhận được trả lời bằng văn bản nhưng tôi chưa đồng tình với trả lời này. Nếu có điều kiện thì đến phần Bộ trưởng Bộ NN-PTNT trả lời, tôi sẽ tiếp tục chất vấn về vấn đề này.
 
Cách tính giá thành lúa của các bộ, ngành hiện nay là chưa đủ vì chỉ mới tính chi phí từ phân bón, thuốc và công lao động mà chưa tính chi phí từ đất. Tôi tính sơ bộ, nếu nông dân không có đất mà phải đi thuê để làm ruộng thì giá thuê hiện nay thường là 15 giạ/công, 150 giạ/ha, tương đương 12 triệu đồng. Trong khi đó, giá thành sản xuất 1 ha lúa hiện khoảng 17 triệu đồng.
 
Nếu Nhà nước quy định giá bán là 4.000 đồng/kg lúa x 6 tấn mỗi hecta thì nông dân thu về 24 triệu đồng/ha. Như vậy, nông dân lãi 7 triệu đồng/ha nếu không tính giá đất. Song nếu tính giá đất thì giá thành thực tế lên tới 29 triệu đồng/ha, nếu bán được 24 triệu đồng/ha lúa, nông dân sẽ bị lỗ 5 triệu đồng/ha. Để bảo đảm nông dân lãi 30% thì giá lúa thấp nhất phải là 5.500 đồng/kg.
 

img

ĐB Lê Văn Cuông (Thanh Hóa):

Tôi quan tâm tới điện

 
Tôi quan tâm tới điện vì đây là vấn đề cử tri đang rất bức xúc. Đang đêm có cử tri gọi điện cho tôi nói rằng mất điện, nóng quá không ngủ được.
 
Không biết những năm qua Chính phủ đã quan tâm thế nào mà để việc thiếu điện diễn ra triền miên như vậy? Tôi sẽ chất vấn Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng về vấn đề này. 
 
 

img

ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai):

ODA chỉ là giải pháp tình huống

 
Tôi dự kiến chất vấn Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng về nguồn vốn làm dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – TPHCM. Không lẽ 25 năm nữa nước ta vẫn phải vay vốn ODA. Ai cũng biết ODA chỉ là giải pháp tình huống trong những bước đi đầu tiên thôi. Nhiều nước khi chấm dứt việc phải vay vốn ODA đã coi đó là một ngày hội, khẳng định sự độc lập, tự chủ về kinh tế. Chính phủ cần làm rõ lộ trình trả ODA và xem đó là mục tiêu phấn đấu lâu dài.
 
Phạm Dương ghi
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo