xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Chết” vì thức ăn chăn nuôi

VĂN DUẨN

Trong khi người chăn nuôi đang lỗ nặng thì giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục, trong đó có lý do bởi sự lũng đoạn thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, do giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tại Việt Nam cao nhất Đông Nam Á trong khi quy mô của ngành nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết để nâng đỡ thị trường nên dù chúng ta đứng đầu khu vực về sản lượng thịt (chiếm 42%), đứng thứ hai châu Á (chiếm 5%) và đứng thứ sáu trên thế giới (chiếm 2,8%) nhưng người chăn nuôi vẫn luôn thua ngay trên sân nhà do thiếu tính cạnh tranh.

img
Vì thua lỗ nên nhiều trại nuôi gà ở tỉnh Đồng Nai phải giảm đàn. Ảnh: XUÂN HOÀNG

Bán rẻ, mua đắt

Giá heo, gà tại các trang trại đang rớt thê thảm, có nơi chỉ bằng nửa so với giá thành. Trong khi đó, trong 1 năm qua, giá TĂCN đã tăng gần 1.500 đồng/kg. Trong cơ cấu giá thành của ngành chăn nuôi, TĂCN luôn chiếm tỉ lệ rất cao, 65%-70%.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa công bố số liệu, giá trị nhập khẩu TĂCN trong 5 tháng đầu năm 2013 với 1,15 tỉ USD, tăng 40,6% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường nhập khẩu chính là Ấn Độ (24,82%), Mỹ (18,42%), Argentina (13,53%). Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, nghịch lý của ngành chăn nuôi hiện nay là nông sản trong nước để chế biến TĂCN rất dồi dào, dư thừa để xuất khẩu nhưng nông dân lại bán cho doanh nghiệp chế biến TĂCN với giá rất rẻ rồi sau đó lại đi mua TĂCN do các công ty này sản xuất với giá rất đắt. Theo ông Phát, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho giá thành thịt heo, gà bị đẩy lên cao, làm mất sức cạnh tranh.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam, cho rằng mỗi năm Việt Nam xuất khẩu gạo đạt hơn 3,4 tỉ USD nhưng chúng ta cũng lại chi hơn 3 tỉ USD để nhập khoảng 8 triệu tấn nguyên liệu TĂCN. Trong đó có cả những sản phẩm Việt Nam đang xuất khẩu như bắp, khoai mì... Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu đã khiến giá TĂCN Việt Nam luôn cao hơn các nước trong khu vực từ 10%-15%. Cũng theo ông Lịch, giá nguyên liệu trước khi nhập về các cảng của
Việt Nam và Trung Quốc không chênh nhau nhưng sau khi qua cảng là bắt đầu gánh hàng loạt thuế, phí khác nên tăng vọt. Những khoản thuế, phí này đều được doanh nghiệp tính vào giá thành TĂCN và đương nhiên các chủ trại heo, gà phải gánh. Vì vậy, người chăn nuôi lỗ quanh năm.

Bị khối ngoại lấn át, o ép

Dù các chủ hộ, chủ trại chăn nuôi "chết như rạ", các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh TĂCN vẫn khấm khá, các nhà máy lớn trong ngành vẫn đạt lợi nhuận sau thuế khoảng 7%. Thị trường béo bở này đã khiến nhiều "đại gia" chuyên cung cấp TĂCN nước ngoài đổ xô vào Việt Nam đầu tư và dần dần chiếm lĩnh thị trường.

Theo thống kê của Hiệp hội TĂCN Việt Nam, tại nước ta, 59 công ty có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và liên doanh đang hoạt động trong lĩnh vực TĂCN nhưng lại chiếm tới 70% thị phần TĂCN cả nước; trong khi đó, 180 doanh nghiệp TĂCN nội địa chỉ chia nhau 30% thị phần còn lại. Nhờ thống lĩnh thị trường, khối doanh nghiệp FDI và liên doanh nhiều khi bắt tay nhau để làm giá, bóp chết các doanh nghiệp cùng ngành của Việt Nam.

Trước thực trạng đó, Hiệp hội TĂCN đã kiến nghị Bộ NN-PTNT có kế hoạch tự sản xuất nguyên liệu bằng cách chuyển một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bắp phục vụ chăn nuôi; khuyến khích việc nghiên cứu, chế tạo nguyên liệu mới như thức ăn bổ sung, thức ăn phụ gia khác... "Về lâu dài, cần nhanh chóng quy hoạch tổng thể vùng nguyên liệu TĂCN đồng bộ với quy hoạch phát triển chăn nuôi bền vững và quy hoạch sản xuất TĂCN ổn định. Theo đó, nhà nước cần có chính sách ưu đãi thích hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được vay vốn đầu tư tạo vùng nguyên liệu" - ông Lê Bá Lịch đề xuất.

Nên lập trung tâm huấn luyện chăn nuôi

Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, để giải cứu ngành chăn nuôi, cần thành lập ít nhất 2 trung tâm huấn luyện chăn nuôi cho nông dân; đồng thời tiến hành thành lập Chi cục Chăn nuôi - Thú y tại các địa phương. "Phải làm như vậy chứ với lực lượng cán bộ phụ trách chăn nuôi tại các tỉnh, thành mỏng như hiện nay, không thể nào đủ sức vực dậy ngành chăn nuôi trong bối cảnh khó khăn thế này" - ông Vang nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo