xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chiều 30 và những người âm thầm làm việc nghĩa

Ghi chép của Kiến Quốc

Tết đến, khi ta đang sum vầy cùng gia đình bên mâm cỗ chờ đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới thì bao số phận nghèo còn lang thang nơi góc phố, bao bệnh nhân nghèo không người thân đang đau đớn nằm trên giường bệnh, bao cháu bé khiếm thị đang chọc gậy lần đường về nhà trọ… Những ngày cận Tết, cùng Nhà nước, nhiều tổ chức từ thiện đã đứng ra quyên góp lo toan cho những mảnh đời bất hạnh, nhưng cũng có những người xuất phát từ trái tim đã âm thầm tự làm việc nghĩa.

Ghi chép này giới thiệu cùng bạn đọc như một lời tri ân với những tấm lòng vàng!

Có một ngừơi thầy

Trần Hậu Tuấn vốn là một huấn luyện viên từng công tác tại Đội bóng đá Công an TPHCM. Không chỉ đam mê môn bóng tròn mà anh còn say mê luyện tập Dưỡng sinh Nhu quyền. Có những chiều lang thang trên phố, trời dần tối, nhìn dáng xiêu vẹo của những cháu khiếm thị tay cầm tập vé số, tay quơ gậy lần đường về trường đã động lòng trắc ẩn. Tại sao không thể dạy Dưỡng sinh Nhu quyền để tăng thêm bản lĩnh sống cho các cháu và có thể sử dụng những giác quan còn lại chống chọi với đời? Từ suy nghĩ đó, đã mấy năm nay anh đưa đệ tử xuống mở lớp dạy vận động cho các cháu ở Trường mù Nguyễn Đình Chiểu theo môn phái Dưỡng sinh Nhu quyền. Sau khoá học, các cháu như có thêm nghị lực vững tin vào cuộc sống, nhiều cháu đã học và được cấp chứng chỉ làm việc tại các trung tâm vật lý trị liệu, thành thạo chữa bệnh bằng đấm bóp, mat-sa, nhiều cháu có thể tự kiếm sống.

Dù vậy, thầy Tuấn vẫn không xa học sinh. Đã thành lệ cứ mỗi chiều chủ nhật cuối tháng, thầy cho gọi taxi đón hơn hai chục học sinh về nhà. Năm nay khi chỉ còn hơn tuần lễ nữa là sang năm mới, bọn trẻ lại được thầy đón về vui tất niên. Như một bầy chim non ra ràng bay đi kiếm ăn xa nay tìm về với tổ, các cháu ríu rít trò chuyện, nhiều đứa cảm động nắm mãi bàn tay thầy. Chuyện trên đường mưu sinh, những khúc mắc được tâm sự với thầy. Xa gia đình nhưng các cháu vẫn có một chỗ dựa tinh thần trong cuộc sống. Họp mặt không thể thiếu phần văn nghệ, một bé khiếm thị ngồi vào đàn organ đệm cho các bạn cùng hát những bài về tình yêu thương con người, về cái đẹp, về Hà Nội, về quê hương. Tuy mắt không thấy ánh sáng nhưng trên khuôn mặt các cháu lộ vẻ rạng rỡ yêu đời. Con gái tôi được đến dự sinh hoạt cùng các anh chị khiếm thị như có thêm một bài học về những tấm gương vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Kết thúc sinh hoạt là bữa liên hoan nhẹ, thầy dành cho mỗi cháu một chai nước ngọt và một ổ bánh mì kẹp thịt. Nhìn các cháu ăn một cách ngon lành mà không cầm được nước mắt, thầm cảm phục trước tấm lòng rộng mở, nhân ái của một người bạn!

Địa chỉ làm từ thiện quen thuộc

Có doanh nhân thông qua các tổ chức làm từ thiện, nhưng cũng có những doanh nghiệp trích từ lợi nhuận làm ăn trực tiếp mang những phần quà đến với những mảnh đời bất hạnh.

Ở địa bàn quận 12 có Cty may xuất khẩu Việt Vương. Năm nào cũng vậy mỗi khi Tết đến, Ban giám đốc đã dành 30 phần quà (gồm mì ăn liền và mứt tết) tặng cho những người già bất hạnh ở Trung tâm nuôi dưỡng người già cô đơn Thạnh Lộc và 20 phần quà cho những hộ nghèo ở phường Thạnh Xuân. Chị Phạm Thị Vượng, Tổng giám đốc, tâm sự: “Đã có lúc phải sống trong khó khăn, cũng có cha có mẹ nên tôi thực sự cảm thông nỗi bất hạnh của người già cô đơn và tâm trạng của gia đình nghèo mỗi khi Tết đến. Chúng tôi coi làm từ thiện cũng là trách nhiệm của doanh nghiệp. Ở ta có hơn một trăm nghìn doanh nghiệp, nếu mỗi doanh nghiệp cùng đóng góp một phần bé nhỏ thì sẽ giảm bớt nỗi đau của bao số phận, nỗi khổ của bao gia đình.”

Tối 29 Tết, trong tiết trời se lạnh, tôi theo chân các nhà hảo tâm đến với Bệnh viện Ung bướu TPHCM. Những người bệnh có gia đình khá giả đều được đón về ăn Tết, nằm lại viện chỉ là những bệnh nhân nghèo, không nơi nương tựa. Mọi năm, Mạnh Hùng - một doanh nhân ở Gò Vấp - cho mời một nhà thầu nấu bữa cơm ngon cuối năm có thịt cá, có bánh chưng dành cho những bệnh nhân nghèo ở lại. Anh trực tiếp đến gắp từng miếng thịt, múc từng muôi canh chăm lo cho người bệnh và coi đó như một nghĩa cử bình thường. Năm nay vì phải đi công tác xa nên không kịp về tổ chức bữa cơm ngon cuối năm, anh trăn trở: “Kể cũng ân hận. Tuy vậy tôi vẫn dành mấy chục phần quà bằng số tiền tiết kiệm được biếu bà con hỗ trợ phần nào tiền thuốc men, chi phí”.

Cảm phục trước tấm lòng nhân hậu và việc làm tình nghĩa của anh, gia đình bạn bè (chị Hòa, anh Bình, chị Vân Anh ở Gò Vấp) cũng xin tham gia đóng góp. Chị Ngà, chủ một nhà hàng ăn nổi tiếng ở Hồ Tây (Hà Nội), cũng gửi tiền vào. Các y tá, bác sĩ trực ở viện đêm đó đã đưa các anh chị đến từng giường bệnh tận tay trao từng phong bì tình nghĩa cho người bệnh. Các nhà hảo tâm đã tặng 30 phần quà trị giá 100 nghìn cho các cháu nhỏ và 90 phần quà trị giá 50 nghìøn cho bệnh nhân lớn tuổi không được về quê ăn tết. Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến những giọt nước mắt lăn dài trên những khuôn mặt đớn đau vì bệnh. Vậy là Tết này các anh các chị đã góp phần làm vơi đi nỗi đau của bao bệnh nhân có số phận nghèo.

Xin chân thành cám ơn những tấm lòng vàng và hy vọng năm tới sẽ có nhiều người làm được những việc đầy tình người như thế!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo