xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Chốt” trách nhiệm nhiều bộ trưởng

NGUYỄN QUYẾT

Trong phiên bế mạc kỳ họp thứ tư, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó đặt ra nhiều nhiệm vụ cụ thể cho “tư lệnh” các ngành công thương, ngân hàng, y tế và xây dựng

Ngày 23-11, trong phiên họp bế mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội (QH) đã thông qua Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN - sửa đổi); Nghị quyết về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của VKSND, TAND, công tác thi hành án; Nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Nghị quyết về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai; Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn.
img
Phiên bế mạc kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII. Ảnh: THẾ DŨNG

Lấy ý kiến nhân dân sửa đổi Hiến pháp trong 3 tháng

Nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được QH thông qua với tỉ lệ 100% phiếu tán thành của 480 đại biểu (ĐB) có mặt. Dự kiến, từ ngày 2-1 đến 31-3-2013, cơ quan có trách nhiệm sẽ triển khai lấy ý kiến của người dân, cơ quan, tổ chức về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Theo nghị quyết, những nội dung sẽ lấy ý kiến gồm: Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; tổ chức bộ máy Nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp. Người dân, cơ quan, tổ chức có thể góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản cho các cơ quan, tổ chức liên quan; trên trang thông tin điện tử của QH: http://duthaoonline.quochoi.vn và các phương tiện thông tin đại chúng...

Việc lấy ý kiến này nhằm mục đích phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân và tạo sự đồng thuận của nhân dân trong việc xây dựng Hiến pháp cũng như để Hiến pháp thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Tổng Bí thư làm trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng

Với 94,9% tổng số ĐB tán thành, QH thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN. Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 1-2-2013. Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu trước khi QH biểu quyết thông qua luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Văn Hiện nêu rõ: Hầu hết ĐBQH tán thành không quy định về Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN trong dự thảo luật. Ủy ban Thường vụ QH tán thành việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm trưởng ban theo đúng tinh thần và nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Theo đó, tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN sẽ được quy định trong văn kiện của Đảng, không quy định trong Luật PCTN.

Vấn đề kê khai tài sản được luật quy định rõ: Bảng kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. Hình thức công khai được người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức chọn công bố tại cuộc họp hoặc niêm yết bảng kê khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thời điểm công khai từ ngày 1-1 đến 31-3 hằng năm. Nếu công khai bằng niêm yết thì phải bảo đảm thời gian tối thiểu là 30 ngày liên tục.

Luật cũng bắt buộc người kê khai tài sản có nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm sau khi đã có bảng kê khai tài sản. Tuy nhiên, luật lại chưa đề cập việc mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản là bố mẹ, con cái đã thành niên, anh, chị em ruột… của người có nghĩa vụ kê khai.

Luật này cũng quy định phải công khai cả họ, tên; nhiệm vụ; lương và các khoản thu nhập khác của người trong hội đồng thành viên, HĐQT, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc hoặc giám đốc, phó giám đốc, kiểm soát viên, kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước.

Nhiều nhiệm vụ cụ thể

Với 96,59% ý kiến tán thành, QH đã thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn. Nghị quyết đặt ra yêu cầu với từng cơ quan được coi là có nhiều vấn đề “nóng” trong năm qua. Cụ thể, bộ trưởng Bộ Công Thương tiếp tục có các biện pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường trong và ngoài nước; khuyến khích tiêu dùng hàng hóa trong nước sản xuất, quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu hàng hóa, hạn chế nhập siêu, chống buôn lậu và hàng lậu; giải quyết hàng tồn kho, bảo đảm sang năm 2013 hàng tồn kho sẽ giảm dần...

Nghị quyết yêu cầu bộ trưởng Bộ Xây dựng tập trung giải quyết tình trạng thị trường bất động sản đóng băng, xử lý đất bỏ hoang, điều chỉnh cơ cấu thị trường bất động sản, cân đối cung cầu và xử lý nợ xấu; có kế hoạch giải quyết vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho sinh viên, người lao động có thu nhập thấp.

Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, nghị quyết yêu cầu năm 2013 phải tạo cho được chuyển biến tích cực trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính gắn với thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, bảo đảm đến năm 2015 có một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng phải gắn với giải quyết chất lượng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, công ty tài chính và giải quyết nợ xấu, giảm nợ xấu. QH cũng yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động ngân hàng, thị trường tiền tệ, thị trường vàng.

Nghị quyết đặt nhiệm vụ cho bộ trưởng Bộ Y tế là phải tạo chuyển biến trong việc nâng cao y đức; khắc phục những tồn tại, yếu kém trong quản lý khám, chữa bệnh, nhất là dịch vụ khám, chữa bệnh tư nhân; tăng cường quản lý thuốc, giá thuốc, viện phí. Đến hết năm 2013 phải tạo được sự chuyển biến tích cực trong việc ngăn chặn thực phẩm nhập lậu, thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ: Năm 2013 là thời điểm giao thời của một giai đoạn phát triển mới, đặt ra nhiều yêu cầu mới trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

QH xác định nhiệm vụ tổng quát cho năm 2013 là phải tiếp tục phấn đấu ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm lạm phát thấp hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012.

Từ nay đến cuối năm 2012, phải tập trung rà soát, có phương án giải quyết cơ bản 528 vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài.  Đến trước năm 2015, phải cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
(Trích Nghị quyết về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo