xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung chờ đối thoại với dân ở Mỹ Đức

Nhóm PV

(NLĐO)- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chiều 20-4 đã về làm việc tại huyện Mỹ Đức, nơi người dân xã Đồng Tâm (Mỹ Đức) đang giữ 20 cán bộ huyện và cán bộ, chiến sĩ công an.

Chiều nay 20-4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung dẫn đầu một đoàn công tác đã về làm việc tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung về làm việc tại Mỹ Đức sau vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm thuộc huyện Mỹ Đức ngày 15-4 vừa qua.


Đoàn công tác do Chủ tịch UBND TP Hà Nội dẫn đầu đang làm việc tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức

Đoàn công tác do Chủ tịch UBND TP Hà Nội dẫn đầu đang làm việc tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức

Đến 17 giờ 30, Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung vẫn ở tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức để chờ đối thoại với người dân xã Đồng Tâm. Tại xã Đồng Tâm cách trụ sở huyện Mỹ Đức khoảng 20 km, đã có thông báo về việc mời đại diện người dân tới trụ sở huyện Mỹ Đức để làm việc với Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Bùi Viết Hiểu (75 tuổi, một người trong nhóm cao niên đại diện cho người dân thôn Hoành), cho biết đầu giờ chiều ông nhận được điện thoại từ Chủ tịch Chung mời các cụ và 100 người dân lên UBND huyện Mỹ Đức để đối thoại. Tuy nhiên, ông và người trong xã Đồng Tâm chưa đồng ý.

Bên cạnh đó, ông Hiểu cho biết người dân mong muốn Chủ tịch UBND TP Hà Nội về xã Đồng Tâm để trực tiếp đối thoại với tổ đối thoại do người dân cử ra. Bên cạnh đó, người dân sẽ đảm bảo an toàn cho đoàn đối thoại. "Mọi chuyện sẽ diễn ra ôn hòa"- ông Hiểu nói.

Trong khi đó, theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động trong 2 ngày 19 và 20-4 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, trên đường làng vẫn còn những đống gạch cát nhưng người dân đã cởi mở hơn, cuộc sống dần bình thường trở lại.

Khi xuất hiện ngày 19-4, hàng chục cặp mắt của người dân về phía chúng tôi dò xét. Một chị trạc 50 tuổi khoác áo chống nắng, mặt đeo khẩu trang, đầu đội mũ lưỡi trai, tiến về phía chúng tôi và “hỏi han” về nhân thân. Khi biết chúng tôi là nhà báo với đầy đủ giấy tờ, một số bà con đồng ý cho chúng tôi vào một ngôi nhà cạnh đó để trò chuyện.


Phóng viên Văn Duẩn của Báo Người Lao Động (phải) đang trò chuyện với một người dân xã Đồng Tâm vào tối ngày 19-4

Phóng viên Văn Duẩn của Báo Người Lao Động (phải) đang trò chuyện với một người dân xã Đồng Tâm vào tối ngày 19-4

Tuy nhiên cũng có một số người nhất quyết buộc chúng tôi phải rời khỏi Đồng Tâm ngay lập tức. “Không báo chí gì cả. Mời các anh đi cho. Các anh có giấy tờ đầy đủ, chúng tôi không giữ, nhưng các anh không thể ở lại”- một nông dân trung niên, đeo kính đen từ trong nhà bước ra nói.

Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi chiều 19-4 là một đống đất, đá to do người dân đổ ra choán hết mặt đường, chỉ còn một lối nhỏ đủ để đi xe máy hoặc xe đạp. Một tấm biển có dòng chữ khá lớn: “Nhân dân Đồng Tâm không chống đối Nhà nước” được treo ngay lối vào thôn.


Đống đất to chắn gần hết một con đường làng

Đống đất to chắn gần hết một con đường làng

Không khí khá căng khi người trung niên và một vài người khác quyết không cho chúng tôi ở lại. Tiếp đó một tốp thanh niên từ trong thôn đi xe máy ra với những ánh mắt dò xét về phía chúng tôi đang ngồi ở lề đường.

Sự cởi mở hơn xuất hiện khi một phụ nữ đứng tuổi nói làm đại diện để đưa chúng tôi vào trong nhà để trò chuyện. Chị không cho biết tên và đeo khẩu trang, đội mũ lưỡi trai che kín mặt suốt buổi trò chuyện.

Trong suốt cuộc trò chuyện, chị lặp lại nhiều lần: “Chúng tôi chỉ muốn bình yên để làm ăn. Nhân dân Đồng Tâm không bao giờ chống Đảng, chính quyền. Chúng tôi chỉ có một mong muốn, đó là muốn được đối thoại với người có thẩm quyền để tháo gỡ tình hình hiện nay”.


Cuộc sống của người dân Đồng Tâm có những xáo trộn

Cuộc sống của người dân Đồng Tâm có những xáo trộn


Một con đường làng Đồng Tâm vào đêm 19-4 với ánh đèn đường

Một con đường làng Đồng Tâm vào đêm 19-4 với ánh đèn đường

Đến hôm nay, một số trẻ đang học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở ở Đồng Tâm vẫn chưa trở lại trường học. “Nhà tôi có một cháu học mẫu giáo, một cháu học lớp 4, nhưng tôi vẫn cho cháu nghỉ từ thứ sáu tuần trước”- một chị nói.

Mấy ngày gần đây, cuộc sống, sinh hoạt của nhiều người dân Đồng Tâm có xáo trộn. Việc đồng áng bị ảnh thưởng.

Người dân cũng khẳng định với chúng tôi rằng, hiện 20 cán bộ, chiến sĩ đang bị người dân giữ ở đây đều được đối xử, ăn uống chu đáo. “Dân chúng tôi thay nhau nấu cơm ngày 3 bữa với đồ ăn tươm tất cho các em ấy. Chúng tôi mua quần áo cho các em thay và tắm giặt hàng ngày”- một chị đứng tuổi nói. “Thậm chí sau khi nấu ăn xong, chúng tôi còn cho người ăn trước xem đồ ăn có đảm bảo không rồi mới mang cho các anh ấy ăn”- một chị khác cho hay.


Trẻ em đến trường sáng 20-4

Trẻ em đến trường sáng 20-4

img


Nhiều phụ huynh đưa con đến Trường tiểu học xã Đồng Tâm sáng 20-4

Nhiều phụ huynh đưa con đến Trường tiểu học xã Đồng Tâm sáng 20-4


Học sinh đùa nghịch trong sân trường trước giờ học

Học sinh đùa nghịch trong sân trường trước giờ học


Chợ thôn Hoành tấp nập sáng 20-4

Chợ thôn Hoành tấp nập sáng 20-4

Đến ngày 20-4, sinh hoạt của người dân Đồng Tâm cũng dần trở lại nhịp sống thường nhật. Cha mẹ đưa con hoặc học sinh tự đến trường. Cảnh mua bán trong chợ xanh ở thôn Hoành cũng đã tấp nập trở lại khi người dân có thể mua các nhu yếu phẩm cho cuộc sống trong ngày.

Mong muốn trực tiếp đối thoại với người dân Đồng Tâm

Trước đó, ngày 15-4, khi lực lượng chức năng tiến hành bắt giữ 4 người ở xã Đồng Tâm bị bắt để phục vụ điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng bắt nguồn từ những vướng mắc, khiếu kiện liên quan tới việc giải phóng mặt bằng phục vụ mục đích quốc phòng, nhiều người dân xã Đồng Tâm đã phản ứng. Nhiều người dân xã Đồng Tâm đã ngăn cản không cho xe bắt giữ người ra khỏi địa bàn, hủy hoại tài sản, bắt giữ 38 người là cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sĩ công an.

Đến tối 17-4, 15 cảnh sát cơ động đã được thả về, 3 người khác tự giải thoát. Công an TP Hà Nội cũng thả một số người tại xã Đồng Tâm bị bắt ngày 15-4 với lý do những người này đã "thừa nhận sai phạm và xin được về địa phương để khắc phục hậu quả".

Trả lời báo chí, ông Đào Đức Toàn, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, cho biết Thường trực Thành ủy Hà Nội đã giao ông Nguyễn Đức Chung, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP, chỉ đạo các cơ quan chức năng TP Hà Nội, phối hợp với huyện Mỹ Đức đối thoại với người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm để giải quyết, sớm ổn định tình hình, trước mắt để người dân nhanh chóng thả những người bị giam giữ trái phép. Ông Toàn khẳng định Lãnh đạo TP Hà Nội mong muốn trực tiếp đối thoại với người dân để giải quyết tình hình, tuy nhiên, do người dân ở thôn Hoành chưa cử được người đại diện ra đối thoại, nên ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới thực hiện việc trao đổi qua điện thoại với người dân.

Lãnh đạo TP Hà Nội đã thống nhất quan điểm xử lý vụ việc, nhiệm vụ số một là tập trung mọi biện pháp để sớm ổn định tình hình ở Đồng Tâm, Mỹ Đức. Hà Nội tiếp tục kiên trì tuyên truyền, vận động và sẵn sàng đối thoại với người dân Đồng Tâm để người dân nhận thức ra vấn đề, hợp tác với chính quyền, giải quyết vụ việc một cách thấu đáo. Trước hết là phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các cán bộ, chiến sĩ vẫn còn đang bị giữ trái pháp luật, cũng như tuyệt đối an toàn và đời sống sinh hoạt bình thường của nhân dân. Ông Toàn cũng nêu rõ đối với các kiến nghị của người dân về đất đai, TP Hà Nội sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp thu, xem xét một cách thỏa đáng, đúng quy định pháp luật”

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo