xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa nên “chuyền bóng”

Thu Sương

Tại hội nghị tổng kết 5 năm triển khai đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, nhiều địa phương và bộ, ngành đã đề xuất Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (gọi tắt là Ủy ban Sông Đồng Nai).

Ý tưởng này đã được thành viên của Ủy ban Sông Đồng Nai đề xuất trong nhiều kỳ họp trước. Lý do là chức chủ tịch Ủy ban Sông Đồng Nai hiện nay do chủ tịch UBND 11 tỉnh, TP luân phiên nắm giữ nên không đủ quyền hạn để bắt buộc các thành viên thi hành. Đề xuất phương án Ủy ban Sông Đồng Nai chỉ mang tính đồng thuận, không có cơ chế ràng buộc về pháp lý cũng như nhân lực để điều phối.
Trong khi đó, bảo vệ sông Đồng Nai là hoạt động liên vùng (phát triển thủy điện, giải quyết các điểm nóng vùng giáp ranh… ). Ngoài ra, các thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương hoạt động kiêm nhiệm nhưng thường xuyên vắng mặt, không tham gia các phiên họp của ủy ban.
Vấn đề ô nhiễm giáp ranh xét cho cùng chính là việc quản lý các nguồn xả thải. Dẫn chứng trường hợp kênh Ba Bò, khi TPHCM nhìn thấy các KCN của Bình Dương còn xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn ra môi trường thì tỉnh Bình Dương cũng thấy kênh Ba Bò ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt từ các hộ dân quận Thủ Đức - TPHCM.
Vấn đề nước thải đô thị của TPHCM cũng là mối quan tâm của tỉnh Long An. Còn TPHCM thì cho rằng nước thải từ các KCN Đức Hòa 1, 2 của Long An gây ô nhiễm kênh ranh TPHCM - Long An, ảnh hưởng đến chất lượng nước thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh…
Tại mỗi tỉnh, thành đều tồn tại rất nhiều điểm nóng ô nhiễm gây bức xúc trong dư luận nhưng thời gian xử lý kéo dài mà không triệt để. Vấn đề này vẫn nằm trong thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi địa phương. Ngoài ra, lực lượng Thanh tra Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường và Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường thuộc Bộ Công an cũng chịu trách nhiệm kiểm tra, phát hiện xử lý các cơ sở gây ô nhiễm trong toàn lưu vực nói chung.
Vấn đề bảo tồn rừng hay phát triển thủy điện… có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý chung của Bộ NN-PTNT và Bộ Công Thương. Mỗi địa phương còn được cấp kinh phí để xây dựng đề án bảo vệ môi trường cho riêng sông Đồng Nai.
Như vậy, nếu các địa phương và bộ, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, xử phạt rốt ráo hơn, chắc chắn chất lượng nước sông Đồng Nai sẽ được cải thiện. Số tiền xử phạt cũng sẽ giải quyết được vấn đề tài chính - một trong những khó khăn lớn của các địa phương hiện nay - cho hoạt động bảo vệ sông Đồng Nai.
Việc thành lập Ủy ban Sông Đồng Nai cũng như quy chế hoạt động đã được Chính phủ phê duyệt, việc thành viên nào thường xuyên vắng mặt tại các phiên họp, vi phạm quy chế hoạt động có thể báo cáo để Chính phủ xử lý.

Còn lúc này, chưa nên “chuyền bóng” để thêm việc cho Chính phủ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo