xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyên gia phục chế Vespa cổ

BÀI VÀ ẢNH: VĨNH TÙNG

Nghề phục chế Vespa cổ không chỉ đòi hỏi kiến thức vững vàng về xe mà còn đòi hỏi người thợ phải tự “gầy” cho mình một nguồn nguyên liệu, đó là phụ tùng. Bởi vậy, ông bỏ công lặn lội ra tận Huế, Đà Nẵng để tìm mua, dù phải mất hằng tháng trời. Cũng nhờ chịu khó mà hiện ông Bảy đang sở hữu một kho phụ tùng Vespa, Lambretta cổ đủ loại...

Nằm khiêm tốn ở góc đường Võ Thị Sáu - Đinh Tiên Hoàng (TPHCM), tiệm sửa xe Bảy Túy không có vẻ gì nổi bật. Điều duy nhất gây ấn tượng với khách khi bước chân vào tiệm là xác xe Vespa cũ đã được tháo rời nằm ngổn ngang từ trên gác xép xuống dưới đất. Chủ tiệm là một người đàn ông dáng thấp đậm, tay chân lấm lem dầu mỡ song phong thái rất nhanh nhẹn. Ông là Lê Quốc Túy, một chuyên gia phục chế xe Vespa, Lambretta cổ có tiếng.

Chuyên gia “định bệnh” xe cổ

Để phục chế thành công một chiếc Vespa đã cũ, tưởng chừng vứt bỏ, ngoài kiến thức, người thợ phải để hết tâm trí vào công việc

Khi tôi hỏi cơ duyên đến với nghề, ông Bảy Túy thật thà trả lời: “Nói thiệt, hồi nhỏ tôi học chữ không vô nên mới xin ông già nghỉ học ở nhà phụ sửa xe. Bí quyết nghề nghiệp của tôi phần lớn là do ông già truyền lại”. Cha ông chính là ông Lê Quốc Tín - một thợ sửa xe Vespa nức tiếng ở khu vực này.

Ông Bảy kể, dù cha ông là một thợ sửa xe có tiếng, song khi nghe con trai bày tỏ nguyện vọng muốn nối nghiệp thì lại không có ý kiến gì, ngoại trừ câu nói: “Theo được thì theo...”. Thợ sửa xe giỏi trong tiệm lúc đó không ít, song khi thấy thằng bé con ông chủ đi theo học nghề thì nhiều người tỏ vẻ khó chịu. Có người còn xấu miệng nói rằng: “Dạy nghề cho nó có ngày húp cháo. Cha con nó sửa xe giỏi thì tụi mình coi như mất miếng ăn”. Lòng tự ái của một thiếu niên (16 tuổi) khiến Bảy quyết tâm phải học cho bằng được.

Ban ngày, ở vai trò thợ học việc, Bảy đặc biệt chú ý thao tác của thợ cả, bắt đầu từ chuyện đơn giản là mở ốc vít, sau đó tập sửa chữa những hỏng hóc thông thường. Đến tối khi thợ đã về hết, Bảy “học thêm” bằng cách lén cha rã hết xe để tìm hiểu cách hoạt động của máy, từ đó tìm ra cách khắc phục hỏng hóc nhanh chóng và hiệu quả nhất. Kiểu học lóm này, cộng thêm một chút “sáng ý” nên Bảy thạo nghề rất nhanh. Chỉ mất 6 tháng, Bảy đã rành nghề trong sự bất ngờ của người cha và ngạc nhiên của cánh thợ đầu đàn.

Dân trong nghề nói ông Bảy nổi tiếng ở cách “định bệnh” xe, bởi chỉ cần nghe tiếng máy nổ là ông có thể “bắt mạch” được ngay và đưa ra hướng khắc phục rất nhanh, nhờ vậy khách hàng không phải chờ lâu. “Ngón độc” của Bảy chính là thao tác canh vít lửa rất có nghề khiến xe luôn chạy êm, ít hao xăng.

Đưa xe cổ xuất ngoại

Chỉ tay về chiếc Lambretta và Vespa cổ màu đen, nước sơn sáng bóng vừa được phục chế, ông Bảy khoe: “Một chiếc sắp sửa giao cho khách hàng người Đan Mạch, chiếc kia giao cho Việt kiều Mỹ. Mấy ông khách này khó tính nên tôi phải kêu thợ làm rất kỹ”. Ở TPHCM, ông Bảy được xem là người đi tiên phong trong việc phục chế Vespa, Lambretta cổ bán cho khách nước ngoài.

Cách nay gần 10 năm, trong một lần lên Biên Hòa, Đồng Nai sưu tầm xe cũ, thấy một chiếc Vespa cũ bị gia chủ vứt ở chuồng heo, ông Bảy hỏi mua ngay. Bỏ ra 1,2 chỉ vàng để mua xe, sau đó đem về nhà “mông má” lại chút đỉnh, ông dựng xe trước cửa tiệm rao bán, ai ngờ có một Việt kiều đi ngang hỏi mua và ra giá 2,5 chỉ vàng. Lần khác, đến Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu chơi, thấy xác một chiếc mô tô BMW bị vứt chỏng chơ ngoài nắng trong khi động cơ được gia chủ dùng làm máy bơm nước, ông Bảy cũng hỏi mua. Nghe ông Bảy trình bày, gia chủ nói ông tìm cái máy bơm khác thay thế là có thể đổi ngang xe máy. Bỏ ra 5 chỉ vàng mua máy bơm đưa cho gia chủ, ông Bảy có được chiếc BMW. Về nhà sửa chữa lại, ông bán được cho một Việt kiều với giá 1.500 USD.

Mỗi lần phục chế thành công một chiếc xe và đem lại sự hài lòng cho khách hàng, ông đều lưu giữ rất kỹ hình ảnh, kể cả lý lịch từng chiếc để làm “vốn”, bởi theo ông Bảy, đã làm nghề thì phải kỹ lưỡng. “Xe sản xuất đời nào, chi tiết máy ra sao người thợ phải nắm cho chắc để thuyết phục khách, nhất là khách khó tính. Sản phẩm giao cho khách phải hoàn hảo là cách để giữ uy tín của tiệm, danh dự của người thợ” - ông Bảy cho biết.

Dù ông Bảy từ chối không “tiết lộ” số lượng xe xuất ngoại, song dân trong nghề cho biết, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2007, tiệm của ông xuất đi không dưới 100

chiếc Vespa, Lambretta cổ các loại. Anh Lê Văn Thu, một thợ sửa xe lâu năm ở quận Tân Bình - TPHCM, cho biết: Xe Vespa, Lambretta cổ hiện nay rất có giá. Có chiếc Lambretta cổ được trả 5.000 USD song chủ nhân không bán”. Cũng vì chính xe Vespa, Lambretta cổ có giá mà những người giỏi nghề, tận tâm như ông Bảy có thể sống khỏe.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo