xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Con đường mới đã mở

NGUYỄN LÂM VIÊN (*)

Kể từ năm 2013, khi Chính phủ mạnh tay tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cộng với dư chấn của suy thoái kinh tế kéo dài vài năm trước đó, hàng chục ngàn doanh nghiệp (DN) đuối sức đã phải rời cuộc chơi.

Và sau đó, cả trăm ngàn DN mới ra đời, trẻ hơn, sung sức hơn và hiện đại hơn. Nền kinh tế đang ấm lại và một lực lượng doanh nhân trẻ sôi sục khởi nghiệp, khát khao làm giàu, sẵn sàng kiến quốc... cùng với thời cơ lớn từ các hiệp định kinh tế - thương mại vừa ký kết, chúng ta có cơ sở để đặt niềm tin vào tương lai tươi sáng hơn cho giới doanh nhân và diện mạo nước nhà.

Tuy vậy, phải thẳng thắn mà nói đội ngũ doanh nhân, DN của chúng ta chưa đông cũng chưa mạnh. Việt Nam hiện có gần 500.000 DN, gần 20.000 trang trại và hợp tác xã, gần 5 triệu hộ kinh doanh..., tạo công ăn việc làm cho hàng chục triệu người lao động, đóng góp nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước và giữ vai trò động lực chính cho sự tăng trưởng của kinh tế đất nước. Số lượng DN vẫn chưa tương xứng so với dân số cả nước gần 100 triệu người, chưa tương xứng với tiềm lực quốc gia. Trong số đó, còn quá nhiều DN làm ăn dựa vào mối quan hệ, chăm bẵm vào các dự án công và ít chịu sự chi phối bởi quy luật kinh tế thị trường. Trong khi đó, lượng DN sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu - nhóm làm ra của cải vật chất và đem nhiều ngoại tệ về cho đất nước - chưa thật sự nhiều. Chúng ta cần hơn lực lượng này bởi trên “chiến trường” kinh tế, đây mới là đội ngũ xung trận và tác chiến thật sự.

Ai hỗ trợ họ? Hàng chục triệu người tiêu dùng trong nước và trên thế giới đang lựa chọn, tin dùng hàng Việt Nam, đó là phần thưởng và sự ghi nhận lớn của cộng đồng đối với đội ngũ doanh nhân. Còn về phía nhà nước, những năm qua chưa thật sự sát cánh với DN. DN trong và ngoài nước vẫn còn than phiền rất nhiều về thủ tục hành chính, thái độ phục vụ của bộ máy công quyền, môi trường đầu tư và chính sách pháp luật. Tiếng kêu ca của DN từ bên trong có lẽ chưa đủ “ép-phê”, phải có sức ép từ bên ngoài nữa - cụ thể là các hiệp định thương mại với nhiều điều kiện cải tổ mà chúng ta phải tuân thủ - thì mới tạo được chuyển biến cơ bản của bộ máy hành chính công cùng một số thiết chế pháp lý trước nay mang nhiều bất cập.

Phải nói rằng đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc rơi vào thời điểm rất quan trọng với nền kinh tế nước ta vốn đang trên đà hồi phục, rất cần chuyển đổi để tạo thế và lực mới. Đây là sự may mắn cho đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Nếu quyết tâm làm và làm được những mục tiêu đã đặt ra trong TPP thì kinh tế đất nước sẽ bùng nổ; doanh nhân, DN và người lao động sẽ thụ đắc nhiều lợi ích từ sân chơi kinh tế này.

Cũng như yêu cầu đặt ra trong TPP, đội ngũ doanh nhân rất mong thể chế kinh tế sớm được cải cách. Một con đường mới đã được khai mở, nó có trở thành đại lộ thênh thang hay không tùy thuộc vào sự chuyển động của chính chúng ta.

(*) Tổng Giám đốc Công ty VINAMIT, Phó Chủ tịch Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo