xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công bằng

Phạm Hồ

Trong khi phần đông dân chúng còn nghèo, rất khó khăn trong việc tìm được công việc ổn định lo cho cuộc sống thì các cơ quan chức năng phát hiện rất nhiều cán bộ có tài sản “khủng”. Cán bộ sao giỏi làm giàu thế?

Tính ưu việt của một quốc gia không chỉ đơn thuần là sự giàu có mà chính là sự công bằng mà mọi người dân dù ở vị trí nào, làm công việc gì được thụ hưởng. Công bằng trong sự tiếp cận những thành quả mà xã hội mang lại, công bằng trong cơ hội phát triển bản thân, ổn định gia đình và công bằng trong cả việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Đối với những quốc gia phát triển, sự công bằng được đặt ra ngay từ khi phôi thai nhà nước hiện đại. Hàng trăm năm qua, tiêu chí công bằng xã hội luôn được theo đuổi và đấu tranh gìn giữ.

Trong xã hội hiện đại, dù là tổng thống hay tỉ phú, nếu vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm khắc như một người vô gia cư. Bởi thế, chúng ta không lạ gì khi ở nhiều quốc gia, tổng thống liên quan đến tham nhũng lập tức bị bắt, chờ ngày ra tòa nhận phán xử. Và cũng không lạ gì khi một người lái taxi nghiêm túc kê khai thu nhập và đóng thuế đàng hoàng.

Chúng ta đang khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng nên việc cán bộ có của ăn của để cũng là điều đáng mừng. Thế nhưng, khi cán bộ giàu bất thường và không thể chứng minh được nguồn tài sản đang nắm giữ thì dư luận yêu cầu cần làm rõ. Làm rõ để có căn cứ xử lý nếu vi phạm chứ không phải dễ dàng bằng lòng với những giải thích lấp liếm như kiểu nuôi gà, bán chổi, chạy xe ôm... mà sắm được dinh thự tiền tỉ.

Trong bối cảnh này, các cơ quan chức năng cũng vừa có kết luận hàng loạt sai phạm của một thứ trưởng trong việc mua cổ phần tại doanh nghiệp nhà nước. Một phó bí thư tỉnh khác cũng được thanh tra kết luận nhúng tay chi phối để tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp người nhà. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là vấn đề công khai, ai cũng có cơ hội đầu tư nếu muốn mua cổ phần. Thế nhưng, tại sao nó lại rơi vào tay cán bộ và người nhà? Sự công bằng không hề tồn tại trong câu chuyện này. Tương tự, doanh nghiệp của người nhà vị phó bí thư tỉnh trên cũng không thể nào tìm được sự cạnh tranh công bằng đối với những doanh nghiệp khác tại địa phương.

Trong công tác cán bộ cũng thế, chúng ta lập bao nhiêu là trường, viện, bỏ tiền ra đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thậm chí, chuẩn bị chu đáo từ trứng nước cho cán bộ được quy hoạch... Vậy thì những người dân bình thường có tài năng, học vấn muốn ứng cử vào các cơ quan nhà nước để đóng góp sức mình thì liệu có được cạnh tranh công bằng với những "con cưng" trên? Những năm qua, chúng ta dần cố thoát cơ chế xơ cứng này bằng những cuộc thi tuyển công chức nhưng chỉ diễn ra đơn lẻ và đa phần luẩn quẩn trong đội ngũ đã được chuẩn bị sẵn. Nó chưa thực sự mang tính cải tổ, chiêu hiền đãi sĩ và cạnh tranh sòng phẳng. Từ thực tế này, chúng ta còn phải giải quyết hậu quả bất hợp lý giữa sự cống hiến và hưởng thụ của không ít cán bộ.

Với những vụ việc ầm ĩ trong thời gian qua, người dân cũng rất cần những quyết định xử lý công bằng của các cơ quan chức năng. Một đứa trẻ giật chiếc mũ phải đứng trước vành móng ngựa thì không lý do gì xử lý hời hợt một cán bộ vi phạm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo