xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cú đột phá từ 20 năm trước

Lê Đăng Doanh

Kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ, một trong những nốt son là sự phát triển mạnh mẽ quan hệ kinh tế, thương mại song phương rất nhanh trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Hai mươi năm đầu, từ 1975 đến 1995, quan hệ kinh tế thương mại hoàn toàn tê liệt do chính sách cấm vận. Chỉ sau khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Tổng thống Bill Clinton thỏa thuận bình thường hóa quan hệ, thiết lập quan hệ ngoại giao thì trao đổi thương mại mới từng bước phát triển.

Nếu như năm 2000, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ mới chỉ đạt khoảng 800 triệu USD thì sau khi ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Mỹ, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng rất nhanh và kết thúc năm 2014, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt 29,4 tỉ USD (tăng gần 36 lần). Từ tỉ lệ khiêm tốn là 1% tổng giá trị xuất khẩu của ASEAN vào Mỹ năm 2000, kết thúc năm 2014, Việt Nam đã đạt 22% tổng giá trị xuất khẩu của khu vực vào thị trường này. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam vượt qua các nền kinh tế có quan hệ lâu đời trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Indonesia và xuất siêu sang thị trường Mỹ. Hiện chúng ta đang xếp thứ 27 trong số các quốc gia về quan hệ thương mại với Mỹ. Vậy là, từ sức bật 20 năm trước, quan hệ 2 nước đã có rất nhiều đột phá.

Dự kiến, nếu Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết trong năm 2015, thuế suất cho phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng mạnh hơn nữa do thuế suất đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được giảm xuống 0%, trong khi thuế suất đối với các đối thủ cạnh tranh chưa tham gia TPP vẫn được duy trì ở mức cao (như 7% đối với gạo từ Thái Lan hay Ấn Độ). Thị trường xuất khẩu này đã thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất trong nước về may mặc, thủy sản, cà phê… Dự kiến, trao đổi thương mại song phương sẽ đạt 50 tỉ USD vào năm 2020.

Quan hệ thương mại phát triển nhanh chóng và thuận lợi vì 2 nền kinh tế bổ sung cho nhau. Việt Nam có lợi thế về lao động giá rẻ, khéo tay như dệt - may và những nông - thủy sản như cà phê, hồ tiêu, tôm, cá ba sa… và nhập từ Mỹ những sản phẩm mà chúng ta chưa sản xuất được như máy bay Boeing, phần mềm máy tính, góp phần hiện đại hóa ngành hàng không, đổi mới công nghệ của Việt Nam.

Các doanh nghiệp Mỹ cũng đã đầu tư khoảng trên 11 tỉ USD vào Việt Nam, xếp thứ bảy trong các nền kinh tế đầu tư vào nước ta. Hiện nay, có chỉ dấu cho thấy một số doanh nghiệp Mỹ có thể chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam do lợi thế về chi phí lao động ở nước ta thấp hơn.

Và chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào đầu tháng 7 này chắc chắn sẽ nâng mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Mỹ lên tầng cao mới, hợp tác toàn diện và sâu rộng, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế đôi bên cùng có lợi này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo