xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuối tháng này sẽ triển khai

Phan Anh

Nếu được Quốc hội cho thí điểm thì TP HCM sẽ có thể tiếp nhận cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ngay từ cuối tháng 11

Chiều 7-11, đoàn kiểm tra của Ủy ban Quốc gia Phòng chống AIDS và Phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm (ủy ban) do bà Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch ủy ban - dẫn đầu đã làm việc với UBND TP HCM về công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm trên địa bàn.

Báo cáo với đoàn kiểm tra, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM Trần Trung Dũng khẳng định hiện TP đã sẵn sàng cơ sở vật chất để quản lý và chăm lo cho người nghiện. Đội ngũ y - bác sĩ, quản lý đã được đào tạo, rèn luyện và có trên 10 năm kinh nghiệm. Hiện 2 trung tâm Bình Triệu và Nhị Xuân đã sẵn sàng. Nếu được Quốc hội cho thí điểm thì TP sẽ có thể tiếp nhận cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ngay từ cuối tháng 11. Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định bà ủng hộ đề án quản lý người nghiện của TP. Tuy nhiên, TP cần làm rõ trung tâm tiếp nhận người nghiện sẽ hoạt động theo cơ chế nào? Trường hợp người nghiện đủ hồ sơ thì sẽ đưa đi cai bắt buộc, còn nếu không đủ thì xử lý ra sao? Bên cạnh đó, TP đề nghị điều trị người nghiện lang thang, không có nơi cư trú, còn người có nơi cư trú thì sao? Về vấn đề này, ông Trần Trung Dũng cho biết hiện tại, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP có 3.883 cán bộ, công chức, chỉ tính khối phòng chống cai nghiện là 800 người. Riêng ở Trung tâm Bình Triệu có 90 biên chế gồm ban giám đốc, 2 bác sĩ và các y tá, y sĩ. Số cán bộ trên đã làm ở lĩnh vực này lâu năm và lương ngân sách lâu nay vẫn bảo đảm.

 

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trao đổi với lãnh đạo TP HCM. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trao đổi với lãnh đạo TP HCM. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

 

Theo Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân, TP HCM đã chi gần 3.000 tỉ đồng để đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống trường cho người nghiện, vừa là vấn đề an ninh chính trị vừa là giáo dục, giúp họ thành người tốt. Phó Chủ tịch UBND TP HCM Hứa Ngọc Thuận khẳng định việc đưa người nghiện vào trung tâm là hành động rất nhân văn. “Khi người nghiện được đưa vào các trung tâm, kinh phí ăn uống, nuôi dưỡng TP sẽ lo hết. Trong vòng 10-15 ngày từ khi có yêu cầu của xã, phường, trung tâm sẽ hoàn tất hồ sơ để đưa người nghiện đi cai” - ông Thuận nói.

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng phòng chống tệ nạn xã hội là vấn đề hết sức quan trọng nên cần có biện pháp hạn chế. Nếu không, trong một thời gian không xa sẽ làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, băng hoại đạo đức cả một lớp thanh niên. “TP HCM cần chuẩn bị thật kỹ để khi được cho phép thì có thể thực hiện thành công đề án” - bà Chuyền lưu ý. 

 

Cai nghiện tại cộng đồng không hiệu quả

Cùng ngày, đoàn công tác đã đến khảo sát cơ sở điều trị ARV và Methadone tại quận 8, Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP HCM.

Tại UBND quận 8, đoàn đã nghe UBND quận 8 thông tin một số vướng mắc thời gian qua khiến công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Chủ tịch UBND quận 8  Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết hiện người nghiện trên địa bàn rất đông, cai nghiện tại cộng đồng không hiệu quả. Ngoài ra, điểm phát Methadone ở Trung tâm Y tế dự phòng quận cũng không đáp ứng được yêu cầu. V.Lê

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo