xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dã man tột độ

Dương Quang

Đuổi bắt một người trộm chó, nhóm thanh niên đánh bầm dập rồi gọi điện cho gia đình nạn nhân yêu cầu đem 15 triệu đồng đến chuộc người về. Phía nạn nhân nộp 9 triệu đồng để được vào bệnh viện cấp cứu song đã thiệt mạng; hôm sau, nhóm gây án vẫn đòi thêm 6 triệu đồng còn lại.

Vụ án mạng xảy ra tại tỉnh Bình Định rạng sáng 28-9. Nạn nhân là ông Nguyễn Đình Tấn Sỹ (46 tuổi). Đây có lẽ là vụ án hy hữu nhất trong số các vụ án liên quan đến hành vi bắt trộm chó. Trước nay thường xảy ra theo 2 kịch bản: nghi can trộm chó bị bắt giữ, đánh đập no đòn, đôi khi tử vong hoặc những người truy đuổi bị “cẩu tặc” chống trả, gây thương tích, có trường hợp thiệt mạng. Còn vụ này, nhóm truy đuổi còn bạo gan tống tiền người nhà nạn nhân.

Hành vi vi phạm pháp luật của nhóm thanh niên này đã rõ. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể người khác. Ông Sỹ, hay bất cứ ai, nếu vi phạm pháp luật thì thẩm quyền xử lý thuộc về các cơ quan tố tụng. Trong trường hợp bắt được nghi can, trách nhiệm của công dân là trình báo, giao nộp cho cơ quan hữu trách.

Nói vậy nhưng cũng cần hiểu căn nguyên của vấn đề. Vụ án này và nhiều vụ đánh đập “cẩu tặc” trước đó đều có chung lý do, đó là nạn mất trộm chó xảy ra liên tục song lực lượng chức năng không ngăn chặn được; có khi người dân bắt được nghi can, giao cho chính quyền, sau đó nghi can được thả vì trị giá tang vật dưới 2 triệu đồng nên chỉ bị phạt hành chính, không bị xử lý hình sự. Ngựa quen đường cũ, “cẩu tặc” lại hành nghề, người dân bức xúc dồn nén kéo dài và tự mình “xử” cho hả dạ.

Trở lại vụ án mạng của ông Nguyễn Đình Tấn Sỹ. Khác với nhiều vụ người dân nông thôn vây “cẩu tặc” đánh hội đồng chỉ vì tức giận nhất thời, nhóm thanh niên này ra tay vì nhiều mục đích: trả thù và mưu lợi. Tính chất côn đồ đã lên đến cực cấp khi nạn nhân không có khả năng chống trả còn đám đông gần 10 người thì thay nhau xuống tay tàn độc. Lợi dụng hoàn cảnh của ông Sỹ, cả nhóm còn tống tiền người nhà nạn nhân cho bằng được. Coi thường pháp luật đến thế là cùng!

Thử hình dung trong giây phút thập tử nhất sinh, ông Sỹ khẩn cầu tha mạng hoặc van nài được đưa đi cấp cứu mà không thành còn nhóm thanh niên thì hả hê, đắc thắng... mới thấy tột cùng của sự dã man, tưởng như pháp luật vắng bóng ở nơi này, tưởng như cuộc sống không có chỗ cho chân - thiện - mỹ; thay vào đó, cái ác và cái xấu hiện lên, trỗi dậy, chi phối toàn bộ phần “người”.

Thực ra, pháp luật không hề vắng bóng, trái lại khá hoàn chỉnh song rất nhiều vụ án dã man vẫn đã xảy ra. Người ta giết nhau chỉ vì mâu thuẫn hoặc tranh chấp nhỏ, có khi chỉ vì thiếu tiền ăn sáng, có khi chỉ vì tranh nhau chỗ bán buôn... Hung thủ nào chỉ người nghèo, ít học mà kể cả những người giàu có, trí thức. Vì thế, lý do chính nằm ở chỗ năng lực kiềm chế của từng người chứ chẳng phải hoàn toàn do sự khiếm khuyết của pháp luật, giáo dục hay môi trường sống.

Ranh giới giữa thiện và ác hết sức mong manh. Mỗi con người, do đó, hãy luôn mang theo chữ “nhẫn” bên mình. “Một sự nhịn, chín sự lành”, như ông bà ta đã dạy!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo