xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dân xứ đảo khát nước

Bài và ảnh: QUỐC DŨNG

Hồ trữ nước ngọt ở đảo Củ Tron, xã đảo An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang đưa vào sử dụng được hai mùa khô thì công trình “cứu khát” bạc tỉ này đã hư hỏng nặng: 6 năm qua, dân xứ đảo này lại khổ vì thiếu nước ngọt

Đây là mùa khô thứ 6 dân đảo Củ Tron, xã đảo An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang phải sống trong cảnh thiếu  nước ngọt. Dân nghèo lại phải mua nước ngọt với giá cao ngất ngưởng: 100.000 đồng/m3. 


Xây dựng 5 tỉ đồng, sửa chữa 14 tỉ đồng


Để cứu khát cho hàng ngàn dân trên đảo Củ Tron, năm 1997, tỉnh Kiên Giang cho đầu tư xây dựng trên đảo một hồ chứa nước ngọt dung tích thiết kế trên 30.000 m3. Sau 4 năm thi công, năm 2001, hồ trữ nước duy nhất trên đảo được đưa vào sử dụng. Tuy vậy, 2 năm sau, hồ chứa nước này lại bị hư hỏng nặng.

img
Công trình hồ chứa nước đầu tư khoảng  5 tỉ đồng, sửa chữa hơn 14 tỉ đồng nữa nhưng đáy hồ vẫn còn bị bong tróc


Bà Trần Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kiên Hải, cho biết đến nay, công trình này đã qua 3 lần sửa chữa, kinh phí cho những lần đại tu suốt 6 năm qua đã lên đến 14 tỉ đồng, trong khi vốn đầu tư ban đầu của công trình chỉ có 5 tỉ đồng. “Không hiểu vì sao công trình này phải sửa chữa mãi mà chưa thể đưa vào sử dụng lại”- bà Hồng thắc mắc.    


Không chỉ có người dân lo ngại và không hài lòng về chất lượng công trình này, một lãnh đạo xã đảo An Sơn cũng bày tỏ bức xúc: “Công trình bạc tỉ gì mà sửa mãi chưa xong. Mấy anh cứ đi xem, hồ bị bể nát”.


Một hộ sử dụng hơn 30 lít nước/ngày là xa xỉ


Mỗi mùa khô đến, người dân xã đảo An Sơn lại nuôi hy vọng hồ trữ nước sẽ được sửa xong, có nước ngọt để xài. Nhưng ước mơ đó với họ vẫn còn xa vời. Thật xót xa khi chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh “khát nước” của hàng ngàn người dân.

Từ năm 2005 đến nay, huyện Kiên Hải phải chi hơn 170 triệu đồng/năm để hỗ trợ tiền mua nước ngọt cho dân.

Mỗi năm, địa phương chỉ thu ngân sách được khoảng 1,8 tỉ đồng nhưng phải chi tới 24 tỉ đồng cho các hoạt động.

Những nhà có giếng mùa này cũng bị khô đáy, họ phải “mót” từng ca nước ít ỏi, dơ bẩn đem về xài hết sức tiết kiệm. “Nước ngọt hiếm quá nên trẻ em nào nghịch phá, hoang phí nước ngọt sẽ bị đòn ngay! Ở đây, hộ nào sử dụng hơn 30 lít nước/ngày là xa xỉ. Một ca nước người dân phải xài tới bốn, năm lần, tới khi nào không còn tái sử dụng được nữa thì thôi”- ông Lê Văn Phước, người dân đảo Củ Tron, bộc bạch.


Vì nước ngọt khan hiếm nên hằng ngày, nhiều người dân xứ đảo vẫn phải đón các tàu từ đất liền ra để mua nước với giá cao. Trong khi đó, theo chính quyền địa phương, nếu hồ nước được đưa vào sử dụng thì giá nước chỉ 4.000 đồng/m3, đỡ khổ cho dân.
 
“Cách nay không lâu, ban quản lý công trình hồ nước bàn giao hồ lại cho xã vì đã sửa chữa xong. Chúng tôi chưa hết mừng thì hồ lại... hỏng. Dân ở đây lại khổ vì thiếu nước ngọt. Do phải mua nước với giá cao, hộ nghèo rất khó vượt qua khó khăn”- ông Trần Hoàng Lam, Phó Chủ tịch UBND xã đảo An Sơn, nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo