xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đau đáu hướng về đất mẹ

Phan Anh

Không chỉ yêu nước bằng trái tim, kiều bào đã có những việc làm cụ thể để cùng thực hiện ước mơ xây dựng Việt Nam ngày càng giàu mạnh

Tối 29-1, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ TP HCM đã tổ chức họp mặt 700 kiều bào mừng Xuân Bính Thân 2016. Họ là những người con xa quê hương nhưng lúc nào cũng nặng lòng với Tổ quốc.

Góp sức xây dựng quê hương

Đầu tiên phải kể đến tiến sĩ sinh học Nguyễn Quốc Bình, Việt kiều Canada. Ông là một trong 2 người đầu tiên xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM. Nói về cơ duyên gắn bó với TP, TS Bình kể: “Năm 2003, khi về Việt Nam kinh doanh, tôi được biết TP muốn có một trung tâm công nghệ sinh học nhưng chưa có ai đứng ra tư vấn và xây dựng. Sau khi gặp và thảo luận với ông Nguyễn Thiện Nhân, lúc đó là Phó Chủ tịch UBND TP - người phụ trách dự án, tôi quyết định ở lại thực hiện dự án này”.

Để tỏ rõ quyết tâm của mình, ông Bình đã bán nhà, ô tô ở Canada, đưa vợ con về TP sinh sống. Sau 10 năm dồn hết tâm huyết thực hiện dự án, đến nay, trung tâm sinh học hiện đại nhất nước đã đi vào hoạt động. Hiện trung tâm có gần 100 thạc sĩ, tiến sĩ đang làm việc với tuổi đời đều dưới 30. Nói về thành công ấy, ông Bình chia sẻ: “Dự án dự kiến hoàn thành sau 5 năm nhưng thực tế hơn 10 năm mới xong. Tôi nghĩ nếu mình kiên nhẫn, quyết tâm thì sẽ làm được bởi đất nước là cội nguồn, dù có ở đâu thì Tổ quốc luôn là nơi mình muốn quay về”.

 

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM (bìa trái), trò chuyện với kiều bào vào chiều 29-1Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM (bìa trái), trò chuyện với kiều bào vào chiều 29-1Ảnh: HOÀNG TRIỀU

 

Góp sức xây dựng quê hương là suy nghĩ không chỉ của riêng TS Nguyễn Quốc Bình mà của nhiều người Việt Nam sống xa nguồn cội. Bằng cách làm khác, ông Nguyễn Văn Công (Việt kiều Pháp) quyết định xây dựng những cây cầu hữu nghị.

Đầu năm 2000, ông Công đã tận mắt chứng kiến trẻ em ở đồng bằng sông Cửu Long cởi đồ lội mương đi học, đi xuồng bị gió cuốn...  “Hình ảnh đó cứ luôn đau đáu trong tôi nên tôi quyết định phải có cách giúp đỡ” - ông Công tâm sự. Nghĩ là làm, ông cùng một số kiều bào khác sáng lập nhóm Việt kiều chuyên đi xây cầu ở những vùng sâu. Hơn 10 năm qua, nhóm của ông đã xây gần 200 cây cầu bê-tông thay thế cầu khỉ, cầu tre ở nông thôn trên khắp cả nước.

“Cảm động lắm, nhiều bà con rất vui khi ước mơ có được một cây cầu vững chắc thành hiện thực. Niềm vui của họ cũng chính là niềm vui của tôi khi thấy mình làm được điều gì đó cho Tổ quốc” - ông Công xúc động.

Kiều hối tăng dần

Cảm kích trước những việc làm quý báu của kiều bào đối với TP nói riêng và cả nước nói chung, Chủ tịch UBND TP HCM, ông Nguyễn Thành Phong, khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về cội nguồn, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc. “Lãnh đạo TP luôn trân trọng và ghi nhận những đóng góp quý báu, đầy nghĩa tình của bà con kiều bào” - ông Phong bày tỏ và mong muốn truyền thống này tiếp tục phát huy, nối tiếp cho các thế hệ mai sau.

Thông tin về tình hình TP trong năm 2015, ông Nguyễn Thành Phong cho biết kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng. Tổng sản phẩm nội địa tăng 9,85% so với cùng kỳ và cao hơn gần 1,5 lần so với cả nước. “Những thành tựu mà TP đạt được trong năm qua có sự đóng góp không nhỏ của kiều bào” - ông Phong nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, lượng kiều hối chuyển về TP ngày càng nhiều hơn, bình quân mỗi năm tăng từ 8%-10%. Riêng năm 2015 ước đạt khoảng 5,5 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2014. Nhìn nhận kiều bào là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, ông Phong cho biết Đảng và nhà nước luôn đánh giá cao sự đóng góp của bà con kiều bào trong sự nghiệp giải phóng, thống nhất, xây dựng và phát triển đất nước.

 

Nhiều công trình dành cho Trường Sa

Ông Trần Hòa Phương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM, cho biết số lượng kiều bào về nước ngày càng tăng. Nếu như năm 2004 chỉ có khoảng 23.000 lượt người qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất thì hiện nay, mỗi tháng có đến 40.000 lượt người. “Điều này đã nói lên niềm tin và sự gắn bó mật thiết của kiều bào với Tổ quốc” - ông Phương khẳng định.

Cũng theo ông Phương, kiều bào cũng đang có nhiều công trình hướng về biển đảo như công nghệ trồng rau sạch cho Trường Sa của TS Nguyễn Quốc Bình, công nghệ xử lý nước sạch cho đảo chìm của TS Nguyễn Đình Uyên (Việt kiều Mỹ) hay công nghệ khám chữa bệnh từ xa của TS Võ Văn Tới...

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo