xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Day dứt những đứa trẻ Sa Pa

PS ảnh: Nguyễn Quyết

(NLĐO)- Những khuôn mặt trẻ thơ ngơ ngác, lấm lem, dáng người loắt choắt, vạ vật ở các góc phố, con đường… không khỏi khiến du khách tới Sa Pa thấy rưng rưng. Những hình ảnh đó đeo đẳng, day dứt nhiều người từng một hay nhiều lần đặt chân tới Sa Pa.

Những đứa bé chưa đầy 10 tuổi thò lò mũi xanh địu em trên lưng, em to gần bằng chị; những đứa bé 4-5 tuổi đã biết lang thang khắp chốn, đi theo khách du lịch cả cây số chỉ để bán một cái dây đeo chìa khóa 10.000 đồng; những đứa trẻ luôn trong tư thế sẵn sàng cởi phăng quần áo lao ra suối tắm hay nằm ngủ ở bất kỳ góc phố nào…

 

img
Cô chị khoảng 10 tuổi địu em lang thang ở Sa Pa mời chào mời du khách mua dây đeo chìa khoá
 

Bọn trẻ con sinh hoạt không có giờ giấc, không cần biết đến các trật tự. Lúc nào thích thì chúng tè bậy, thậm chí còn “ị” bậy ở các khu du lịch. Chúng kiếm được tiền thì mua đồ ăn, ăn xong lại lang thang hành trình bất tận, không có kết thúc.

 

Đứa nào cũng nhỏ thó, loắt choắt, quần áo nhem nhuốc, khuôn mặt nhem nhuốc có phần tinh ranh trong việc buôn bán đồ thổ cẩm hoặc những đồ lặt vặt. Chúng buôn bán như đi chơi, lang thang khắp nơi, từ khu vực nhà thờ trung tâm đến các khu du lịch. Ở đâu có du khách là có bọn trẻ con buôn bán. 

 

Một số đứa tinh ranh hơn và lười buôn bán thì đi kiếm tiền bằng cách đi xin. Chúng cứ đứng dọc đường, thấy du khách đi qua thì xin 2.000 đồng để “mua kẹo”, “mua bút”. Có đứa tham hơn, xin 10.000 đồng để “mua dép” hoặc “mua sách”.

 

Du khách nào cũng dễ mở lòng mình để cho bọn chúng mấy đồng tiền lẻ và nhanh chóng nhận ra, lũ trẻ này đều có “chiêu” giống nhau khi đi đến nửa hành trình. Có những đứa thì không cần tiền bạc, thấy du khách có đồ ăn thì xin ăn cho vui. Xin xong rồi không quên xin thêm bằng cách nói “Cho cả em cháu ở nhà nữa”.

 

Nhưng hình ảnh xúc động, khiến nhiều người thương cảm nhất là lúc bọn trẻ con  ngủ. Những đứa trẻ mấy tháng tuổi đã được mẹ hoặc chị địu trên lưng, cổ ngoặt sang 1 bên, ngủ chán rồi dậy. Còn bọn lớn hơn, dựa đầu vào đùi của mẹ ngủ cho qua giấc trưa; có đứa mẹ bận bịu thì nằm đại ra một tảng đá hoặc vỉa hè đánh 1 giấc. Bọn trẻ con ngủ sớm, đến 9 - 10 giờ tối, lũ trẻ bán hàng vừa bán vừa ngủ gật, tranh thủ tay chống cằm ngủ.

 

Đêm về, trong khi du khách đang chộn rộn với phố xá thưởng không khí mát mẻ hoặc ngồi nhâm nhi chén rượu ấm nồng cùng đồ nướng thì không ít đứa trẻ ở Sa Pa không về nhà mà sẽ lại vạ vật trong công viên, ở các góc phố để qua đêm. Những đứa trẻ ở Sa Pa lớn lên như cây cỏ của núi rừng. Và cũng không ngạc nhiên khi có một số đứa tóc vàng, da trắng trông như “Tây”.

 

Nhiều người lên Sa Pa phải trăn trở với câu hỏi: Sao nhiều đứa trẻ ở đây lại lấm lem, mưu sinh vất vả từ tấm bé? Hẳn có người đã nghĩ giá mà những đứa trẻ thành thị có thể chia sẻ một phần cho bọn trẻ này thì tốt biết bao. Chỉ có điều, cuộc sống này là thứ không thể chia sẻ. Những đứa trẻ Sa Pa vẫn phải ngủ và sáng mai thức dậy với 1 hành trình dài sinh tồn.
 
Sau đây là những hình ảnh phóng viên Báo Người Lao Động vừa ghi lại về những đứa trẻ ở Sa Pa:
 
img
Những đứa trẻ bán hàng đeo bám du khách
 
img
Hay chạy theo du khách để xin 2 ngàn - 10 ngàn
 
img
Một nhóm thì chắn ngang lối đi để xin bánh kẹo
 
img
Đi theo bố bán chim, niềm vui giản dị của bé là ngồi trông chim cho bố
 
img
Đặt trẻ con ở lối đi để chèo kéo khách du lịch mua hàng
 
img
Mẹ ngồi bán hàng, còn con thì chơi với tảng đá
 
img
Một cô bé tóc vàng hoe cùng mẹ bán hàng ở thị trấn
 
img
Mấy cậu con trai nghịch ngợm thì chơi trận giả ở lề đường
  
img
Một cô bé thò lò mũi xanh địu em bán đồ cho du khách. Mỗi dây đeo chìa khóa 10.000 đến 20.000 đồng
 
img
Một cô bé có mái tóc xoăn mà phóng viên vô tình chụp từ 4- 5 năm trước. Giờ cô bé đã lớn và bán hàng phụ giúp mẹ ở khu du lịch Cát Cát
 
img
Bà và cháu ngồi nghỉ bên đường
 
img
Một nhóc Mèo con vừa ị xong ngay ở nơi triển lãm tranh tại thị trấn Sa Pa và được bố chùi bằng 1 cành cây
 
img
Chán bán hàng, chán kiếm tiền, chúng tìm đến chiếc đu này và ngồi chơi cả buổi mà không chán. Ai cho tiền nhận tiền, ai cho kẹo nhận kẹo
 
img
Lũ trẻ con lột phăng quần áo tắm ở suối Cát Cát - cách thị trấn Sa Pa vài km
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo