xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dễ bị tổn thương

NGUYỄN VĨNH NGUYÊN

Theo dự báo, trong tháng 12 này sẽ có 4-5 đợt không khí lạnh, nhiệt độ giảm rất sâu, ảnh hưởng đời sống của người dân miền núi phía Bắc. Cũng do ảnh hưởng không khí lạnh, miền Trung, Nam Trung Bộ sẽ mưa lớn gây ngập lụt. Những ngày cuối năm, thời tiết vẫn cho thấy sự đảo lộn khó lường.

Diễn biến phức tạp” là cách nói quen thuộc của giới dự báo thời tiết song có thể nhìn ra phía sau cụm từ được dùng rất nhiều trên truyền thông ấy là mối lo lắng của dân nghèo trước những đe dọa trực tiếp của biến đổi khí hậu, mà chính họ là đối tượng dễ tổn thương. Không ai khác, chính họ phải gia tăng năng lực chịu đựng thường xuyên, “cắn răng” chịu đựng như một vận mệnh, khi chưa có những phương án hỗ trợ phòng tránh hiệu quả.

Hình ảnh người dân quấn chăn, mền cho trâu, bò để giúp chúng sống qua mùa đông giá rét là cách bảo vệ tài sản của đồng bào miền núi Tây Bắc quen thuộc từ nhiều năm nay. Cảnh học trò miền Trung vượt lũ đến trường không còn lạ gì. Và cảnh những vùng hạ lưu thủy điện, dân trổ nóc ngói chờ cứu trợ giữa đồng nước mênh mông thấy cũng quen mắt rồi… Những thống kê thiệt hại năm này qua năm khác, lặp đi lặp lại, đến mức có cảm giác cơ quan chức năng thống kê chỉ việc thay những con số trên văn bản một cách máy móc.


Người dân miền Trung chạy lũ Ảnh: Duy Cường

Người dân miền Trung chạy lũ Ảnh: Duy Cường

Tổn thất của cải, nhân mạng vì thế cũng chỉ còn nằm trên những con số, chúng không mảy may tạo ra những rung động sâu xa trong tâm trí con người về một thực tế bất thường của đời sống, về số mệnh quẩn quanh không lối thoát của con người.

Chính sự phát triển thiếu hài hòa đã tạo ra những ốc đảo của cái nghèo, của sự thiếu thốn an sinh. Ở những nơi đó, người dân không có cơ hội đổi đời bởi thiên tai, bởi gánh chịu những ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu cộng hưởng với thứ nhân tai tạo ra từ các dự án phát triển thiếu bền vững. Nhà phao chống lũ cho dân ở vùng lũ hạ lưu thủy điện ở Quảng Bình, Hà Tĩnh rõ ràng là cần nhưng sẽ không bao giờ là đủ nếu những dự án thủy điện cứ được phê duyệt một cách tràn lan và tình trạng “xả lũ đúng quy trình” cứ lặp đi lặp lại một cách lạnh lùng.

Khái niệm về “vùng cư dân dễ tổn thương” được các nhà khoa học nghiên cứu về biến đổi thường dùng. Tổn thất nhân mạng, mất mát tài sản đã đành nhưng điều quan trọng hơn, đó là những hệ lụy mà môi trường (tự nhiên và xã hội) ảnh hưởng đến tương lai của những thế hệ kế cận. Giảm khoảng cách giàu nghèo, tạo cơ hội phát triển bình đẳng trong xã hội - những mục tiêu đó sẽ là lý thuyết suông nếu như những vấn đề cơ bản của an sinh ở những vùng dân cư nghèo, dễ tổn thương còn chưa được bảo đảm.

Những ngày này, người dân Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định lại tiếp tục chống chọi với lũ khi những đợt không khí lạnh tràn về gây mưa lớn ở miền Trung. Người dân ở vùng cao phía Bắc lại chuẩn bị chăn nệm cứu gia súc… Mọi thứ cứ lặp đi lặp lại, đã thành quen.

Như vậy, ốc đảo của cái nghèo hiện ra rõ nét hơn đôi khi chỉ sau một trận mưa, một đợt không khí lạnh. Ốc đảo ấy sẽ mở rộng hơn nếu những chính sách an sinh còn mang tính hình thức, thiếu hiệu quả

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo