xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để cái tốt luôn thắng

Dương Quang

Bởi vụ hôi bia ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vào đầu tháng 12-2013 để lại sang chấn khá lớn trong xã hội nên hai vụ lật xe chở hàng mới đây trở nên khiến dư luận chú ý.

 Hôm 24-12, một xe tải khi đến gần trạm thu phí cầu Phú Cường (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) vì cua gấp nên bị lật, rất nhiều thùng mì gói văng xuống đường. Hai ngày sau, trên Quốc lộ 1A đoạn qua xã Tiến Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, chiếc xe tải chở bia va quệt với một xe khác khiến hàng trăm két bia đổ xuống đường.

Trong cả hai vụ không có ai nhào đến hôi của. Ngược lại, nhiều người dân đã xắn tay giúp tài xế và CSGT thu dọn hiện trường.

Có phải người ta đã trở nên tốt hơn sau vụ hôi bia bị chỉ trích ở Đồng Nai? Vì lòng tham đã cạn hay do sợ bị lên án, sợ bị khởi tố?

Có thể là vì tất cả những lý do như vậy song việc đi tìm câu trả lời không cần thiết bằng mong mỏi: Làm thế nào để không còn những vụ hôi của xấu hổ như đã từng xảy ra, để cái tốt và sự cao thượng luôn chiến thắng cái xấu và sự đê hèn trong mọi tình huống.

Những vụ hôi của hay công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác nói chung đều xuất phát từ sự khiếm khuyết trong phẩm hạnh cá nhân và ý thức chấp hành luật pháp kém. Đó chỉ là hành vi tham lam bộc phát nhất thời và ăn theo đám đông của một bộ phận người, chứ không phải của toàn xã hội. Truyền thống dân tộc ta là lá lành đùm lá rách, luôn giúp nhau trong khó khăn, hoạn nạn. Do đó, những vụ hôi của ngay lập tức bị lên án kịch liệt. Đi kèm với đó là chế tài về mặt pháp lý. Nhất thiết phải dùng đến công cụ pháp quyền để điều chỉnh những hành vi sai trái và răn đe, đẩy lùi những dự mưu trái luật khác. Thế nên, việc cơ quan công an khởi tố vụ án hôi bia ở Đồng Nai để điều tra là đúng đắn, ít ra cũng có hiệu quả thấy rõ ở hai vụ lật xe mới nhất đã kể trên.

Nhưng suy cho cùng, trên cả luật pháp vẫn là đạo đức. Mạnh Tử từ hàng ngàn năm trước đã khẳng định “nhân chi sơ, tính bổn thiện” (con người sinh ra đã có sẵn tính tốt), đồng thời diễn giải thêm: “tính tương cận, tập tương viễn”, nghĩa là tính tình của con người thì đồng nhất nhưng do môi trường và sự học khác nhau nên dẫn tới khác biệt. Trong khi đó, nhiều nhà tư tưởng lớn khác như Tuân Tử, Thomas Hobbes... dù cho rằng “nhân chi sơ, tính bổn ác” (con người sinh ra đã có sẵn tính ác, xấu) song cũng bổ sung: “lý tính hậu, lai tập đắc”, tức nhờ học tập, rèn luyện về sau này mà con người có được lý trí, biết điều đúng điều sai. Rõ là, trong mỗi con người luôn tồn tại cái tốt và cái xấu, khác chăng ở tố chất của từng người và đặc biệt là môi trường, cách thức người đó được giáo dục ra sao...

Như vậy, đã từ rất lâu, nhân loại đề cao vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Lên án kịch liệt và mạnh tay hơn thế nữa đối với những hành vi xấu cũng là cách răn dạy hiệu quả những bài học đạo đức tốt đẹp mà con người phải luôn hướng tới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo