xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất trình QH xem xét riêng đường cao tốc Bắc-Nam

Thế Dũng

(NLĐO)- Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính - Ngân sách của QH Nguyễn Đức Hải cho biết có ý kiến cho rằng Chính phủ cần trình QH xem xét quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Bắc-Nam.


Đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình-Ảnh: Văn Duẩn

Đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình-Ảnh: Văn Duẩn

Sáng nay 17-10, tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về báo cáo kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính-Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết có ý kiến cho rằng Chính phủ cần tách riêng dự án này ra để trình QH xem xét quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Bắc-Nam tuyến phía Đông vì đây là dự án có quy mô rất lớn tác động đến vùng miền.

Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải, có ý kiến đề nghị trong bối cảnh nguồn vốn hạn hẹp, việc đầu tư tuyến đường này cần tính toán trên cơ sở nguồn lực thực tế.

Về dự án này, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển đề nghị làm rõ có phải công trình trọng điểm quốc gia phải trình QH xem xét quyết định hay tách nhỏ ra thành 20 dự án thành phần và UBTVQH cần thảo luận kỹ.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Hà Nội-TP HCM đến năm 2020.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, trục Bắc-Nam kết nối trung tâm chính trị thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế TP HCM đi qua địa phận 20 tỉnh/thành phố, tác động đến 45% dân số, đóng góp 57% tổng sản phẩm trong nước, ảnh hưởng đến 65% các cảng biển loại 1-2 (26 cảng biển) và 67% các khu kinh tế của cả nước... Vì vậy, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trên trục Bắc-Nam sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội đất nước.


Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính-Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết có ý kiến cho rằng Chính phủ cần trình QH xem xét quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Bắc-Nam

Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính-Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết có ý kiến cho rằng Chính phủ cần trình QH xem xét quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Bắc-Nam

Hiện nay, 4 tuyến đường cao tốc đã đưa vào khai thác, tổng chiều dài 171 km gồm Pháp Vân-Cầu Giẽ (30 km), Cầu Giẽ-Ninh Bình (50 km), TP HCM-Trung Lương (40 km), TP HCM-Long Thành-Dầu Giây (51 km) đồng thời đang triển khai thi công 299 km là La Sơn-Túy Loan, Đà Nẵng-Quảng Ngãi, Bến Lức-Long Thành và Trung Lương-Mỹ Thuận. Đến hết năm 2020 sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác 470 km.

Do đó, để thông tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Hà Nội-TP HCM (theo quy mô tối thiểu 4 làn xe) cần tiếp tục đầu tư hoàn thành 1.372 km.

Để đầu tư các đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam, Bộ Giao thông Vận tải đã nghiên cứu các phương án về quy mô, kinh phí đầu tư để đảm bảo phù hợp với nhu cầu vận tải, khả năng huy động nguồn vốn, phương án tài chính và hiệu quả đầu tư trong đó, giai đoạn 1 đầu tư theo quy mô tối thiểu 4 làn hạn chế và giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh.

Cụ thể, đoạn Hà Nội-Vinh và Phan Thiết-Dầu Giây có nhu cầu vận tải lớn đầu tư quy mô 4 làn hoàn chỉnh, nền đường rộng tối thiểu 22 m, giải phóng mặt bằng theo quy mô 6 làn. Đoạn Vinh-Túy Loan, Quảng Ngãi-Phan Thiết có nhu cầu vận tải thấp hơn, đầu tư quy mô 4 làn hạn chế, nền đường rộng tối thiểu 17 m, giải phóng mặt bằng theo quy mô 4 làn hoàn chỉnh.

Với phương án này, kinh phí đầu tư cho tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Hà Nội-TP HCM cần khoảng 229.829 tỉ đồng, trong đó nhà đầu tư huy động 136.286 tỉ đồng và Nhà nước hỗ trợ 93.534 tỉ đồng (chiếm tỷ lệ 40,7%).

Để đảm bảo vốn cho dự án, trên cơ sở nghiên cứu để đảm bảo phù hợp với nhu cầu vận tải, khả năng huy động vốn, phương án tài chính và hiệu quả đầu tư, Bộ GTVT dự kiến phân chia phương án kiến nghị thành 20 dự án thành phần, mỗi dự án thành phần có thể đảm bảo các đoạn tuyến có thể khai thác độc lập, phù hợp với khả năng huy động theo hình thức PPP có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước, thời gian thu phí hợp lý (nhỏ hơn 25 năm).

Cụ thể, đoạn Cao Bồ-Mai Sơn (16 km), Mai Sơn-Quốc lộ 45 (63 km), Quốc lộ 45-Nghi Sơn (43 km), Nghi Sơn-Diễn Châu (50 km), Diễn Châu-Bãi Vọt (50 km), Bãi Vọt-Hàm Nghi (34 km), Hàm Nghi-Vũng Áng (54 km), Vũng Áng-Bùng (60 km), Bùng-Vạn Ninh (55 km), Vạn Ninh-Cam Lộ (71 km), Cam Lộ-La Sơn (102 km), La Sơn-Túy Loan (66 km), Quảng Ngãi-Hoài Nhơn (92 km), Hoài Nhơn-Quy Nhơn (78 km), Quy Nhơn-Tuy Hòa (100 km), Tuy Hòa-Nha Trang (115 km), Nha Trang-TP Phan Rang và Tháp Chàm (80 km), TP Phan Rang và Tháp Chàm-Bắc Bình (70 km), Bắc Bình-Phan Thiết (76 km), Phan Thiết-Dầu Giây (98 km).

Đối với các phương án huy động nguồn lực, Bộ GTVT cho rằng, các dự án trên tuyến cao tốc Bắc-Nam có kinh phí đầu tư rất lớn, nếu chỉ thu phí các phương tiện sẽ không thể hoàn vốn đầu tư, để dự án khả thi về mặt tài chính, bắt buộc phải có phần hỗ trợ của Nhà nước.

Do đó, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ bổ sung vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 (trái phiếu Chính phủ, vốn vay ưu đãi nước ngoài, ngân sách nhà nước) để tham gia như là phần vốn góp để đầu tư các tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông với kinh phí khoảng 93.544 tỉ đồng.

Đề cập đến khả năng bố trí và cân đối vốn đầu tư, Bộ GTVT đã xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính với tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 952.731 tỉ đồng.

Tuy nhiên, khả năng cân đối vốn được là 116.952 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước và khoảng 70.000 tỉ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ dự kiến phát hành giai đoạn 2017-2020, đáp ứng khoảng 19,6%.

Với dự kiến phân bổ nguồn vốn này, phía Bộ GTVT đánh giá, nhiều mục tiêu của ngành không thể thực hiện được và không thể cân đối nguồn vốn nhà nước tham gia đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Hà Nội-TP HCM vào phần vốn ngân sách đã dự kiến bố trí cho ngành giao thông.

Vì vậy, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và tăng mức phần vốn ngân sách dự kiến cân đối cho Bộ để thực hiện Chương trình nhằm mục tiêu triển khai đầu tư các đoạn tuyến còn lại trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Hà Nội-TP HCM trước năm 2020 (đến năm 2020 cần khoảng 74.692 tỉ đồng; giai đoạn 2021-2022 cần khoảng 18.851 tỉ đồng).

Ngoài ra, để tổ chức thực hiện được dự án, phía Bộ GTVT cũng đưa ra hàng loạt các cơ chế đặc thù về bảo lãnh doanh thu, bảo lãnh rủi ro tỉ giá và thậm chí là bảo lãnh của Chính phủ đối với khoản vay để kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài và ngân hàng, tổ chức tín dụng nước ngoài tham gia; nếu huy động nguồn vốn vay trong nước cần phải tăng giới hạn tổng mức dư nợ cấp tín dụng…

Nếu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Hà Nội-TP HCM sẽ được khởi công các đoạn tuyến chậm nhất vào tháng 5-2019, thời gian hoàn thành chậm nhất cuối năm 2022.

img

Cũng trong sáng nay, tại phiên họp của UBTVQH, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát động UBTVQH quyên góp ủng hộ bà con Miền Trung khắc phục trận mưa lũ lịch sử vừa qua.

"Trong khi chúng ta đang họp ở đây thì bà con Miền Trung phải chịu thiệt hại lớn do mưa lũ vì vậy UBTVQH quyết định quyên góp ủng hộ bà con. Ngày 20-10 tới đây, trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 2, QH cũng sẽ tổ chức quyên góp ủng hộ bà con Miền Trung vượt qua khó khăn”- Chủ tịch QH nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo