xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp xăng dầu “bắt nạt” người tiêu dùng

Phạm Dương thực hiện

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cao cấp, nhận định như trên và cho rằng cần phải cải cách cơ bản hoạt động kinh doanh xăng dầu

* Phóng viên: Là chuyên gia kinh tế cao cấp, bà nhìn nhận thế nào trước ý kiến khác nhau giữa Bộ Tài chính và Bộ Công Thương về giá xăng dầu?

img
- Bà Phạm Chi Lan: Tôi cho rằng đây là dịp tốt để xem xét lại toàn bộ việc tổ chức kinh doanh xăng dầu ở nước ta từ trước tới nay. Nếu được, nên tiến hành cải cách cơ bản về kinh doanh xăng dầu vì lĩnh vực này có rất nhiều bất ổn mà lớn nhất là không tạo được cơ chế thị trường.

Về danh nghĩa, có sự cạnh tranh giữa 11 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhưng thực tế là hoàn toàn không phải vậy vì 3 doanh nghiệp lớn chiếm tổng cộng 90% thị phần.

Tôi thực sự mong có một cuộc cải cách để sắp xếp lại hoạt động kinh doanh xăng dầu, bảo vệ lợi ích lớn hơn của nền kinh tế và người dân. Không thể để doanh nghiệp xăng dầu “bắt nạt” người tiêu dùng bao năm nay như vậy.

* Bà có cho rằng việc hai bộ quản lý Nhà nước, thậm chí Bộ Công Thương (đơn vị chủ quản) và doanh nghiệp đưa ra số liệu khác nhau về lỗ lãi càng cho thấy sự tù mù, thiếu minh bạch giá xăng dầu hiện nay?

- Bản thân Bộ Công Thương và doanh nghiệp cũng còn mâu thuẫn với nhau trong các số liệu giá cả thì không biết họ quản lý theo cách nào. Bản thân ông Bùi Ngọc Bảo, Tổng Giám đốc Petrolimex, hôm trước còn nói là lỗ nhưng hôm sau lại báo lãi. Như vậy là không minh bạch.

img
Thời điểm này là dịp tốt để xem xét lại toàn bộ việc tổ chức kinh doanh xăng dầu. Ảnh: TẤN THẠNH
Điều không minh bạch thứ hai là ông Bùi Ngọc Bảo nói rằng không xác định được lỗ lãi của từng mặt hàng xăng dầu bởi vì… tính gộp. Điều này thật phi lý vì bất kể người kinh doanh nào cũng phải tính toán cụ thể lỗ lãi của từng mặt hàng chứ đừng nói tới doanh nghiệp cỡ như Petrolimex.

* Gốc rễ của tình trạng thiếu minh bạch giá xăng dầu hiện nay là do sự độc quyền?

- Thông thường, những ngành kinh doanh độc quyền rất muốn tù mù vì minh bạch thì tất cả đều biết những con số thực và lợi ích riêng của họ được đặt lên trên lợi ích chung của xã hội. Vì thế, muốn kiểm soát độc quyền thì trước hết phải bắt họ minh bạch tối đa bằng cách yêu cầu cổ phần hóa doanh nghiệp, niêm yết ra thị trường chứng khoán…

* Thưa bà, chúng ta đã thấy lợi ích to lớn từ sự cạnh tranh trên thị trường viễn thông. Điều này giúp ích gì trong việc hình thành thị trường xăng dầu cạnh tranh lành mạnh?

- Cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông là bài học rất sáng giá cho việc phá bỏ độc quyền trong nhiều ngành ở nước ta. Ngay đối với bản thân doanh nghiệp độc quyền trước đây là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), sự cạnh tranh cũng vô cùng hữu ích. VNPT khó phát triển như hiện nay nếu không có sự cạnh tranh ban đầu từ Viettel và sau này là các doanh nghiệp viễn thông khác.

* Người hưởng lợi không chỉ có doanh nghiệp mà còn người tiêu dùng và cả nền kinh tế?

- Đối với nền kinh tế, giá cả các mặt hàng như xăng dầu ảnh hưởng rất mạnh tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước cũng như giá thành các ngành sản xuất kinh doanh khác.

Mặt khác, giá xăng dầu tăng cũng khiến các mặt hàng kém cạnh tranh hơn vì giá thành cao hơn. Vì thế, giá xăng dầu cạnh tranh là có lợi cho người tiêu dùng và cả nền kinh tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo