xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đối mặt rủi ro nhiễm HIV

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Sự việc 19 y, bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội bị cho là có nguy cơ phơi nhiễm HIV sau khi tham gia cấp cứu, phẫu thuật cho một bệnh nhân nữ nhiễm HIV khiến nhiều người lo lắng

Chiều 9-7, lãnh đạo Bộ Y tế và Sở Y tế TP Hà Nội đã tổ chức thưởng “nóng” cho kíp y, bác sĩ cứu sống bệnh nhân nhiễm HIV.

Tình huống bất khả kháng!

Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện (BV) Phụ sản Hà Nội, cho biết ca mổ cho bệnh nhân N.T.H (36 tuổi, ở Quảng Ninh) tại BV được thực hiện ngay trong phòng cấp cứu là trường hợp bất khả kháng.

Chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV tại Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội)
Chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV tại Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội)

Bà H. nhập viện với tình trạng rất nguy kịch: thở ngáp cá, da vàng nhợt, mạch nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt không đo được, tim rời rạc gần như ngừng đập. Nếu chỉ chậm 1- 2 phút để đưa vào phòng phẫu thuật, bệnh nhân sẽ tử vong. Sau khi cấp cứu và có dấu hiệu của sự sống, tim đập trở lại, máu từ âm đạo bệnh nhân lại tiếp tục phun thành dòng, các bác sĩ phải cắt toàn bộ tử cung để cầm máu.

Quá trình phẫu thuật diễn ra rất nhanh, bà H. phải truyền 4 lít máu. Khi ca phẫu thuật thành công mới có kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân là bị nhiễm HIV. “Lúc này, 19 y, bác sĩ mới biết mình có nguy cơ phơi nhiễm HIV, trong đó có 3 phụ nữ đang mang bầu. Ngay sau khi biết sự việc, BV đã động viên các y, bác sĩ tham gia kíp trực. Hiện tại, họ vẫn đi làm bình thường” - bác sĩ Ánh cho biết.

Bác sĩ Lưu Quốc Khải - Trưởng Khoa đẻ BV Phụ sản Hà Nội, người trực tiếp phẫu thuật ca bệnh - giải thích: “Đây là ca mổ đặc biệt. Khi đó, chúng tôi không còn đủ thời gian để mặc thêm những bộ áo và đeo kính phòng vệ cho bản thân”.

Ngay sau ca phẫu thuật, Ban Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội đã làm việc với Trung tâm Phòng chống HIV. Chỉ 4 giờ sau, các y, bác sĩ đã được uống thuốc kháng virus dự phòng. Trong 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng tiếp theo, BV sẽ thực hiện các xét nghiệm theo dõi định kỳ thì mới có kết luận chính xác họ có bị nhiễm HIV hay không. Theo kết quả xét nghiệm mới nhất, 19 mẫu máu đều âm tính với virus HIV.

Nguy cơ lây nhiễm thấp

Theo ông Nguyễn Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, ngay sau sự việc xảy ra, Trung tâm Phòng chống HIV Hà Nội đã kiểm tra bệnh nhân nhiễm HIV. Bệnh nhân này vẫn đang được điều trị HIV/AIDS bằng thuốc nên nồng độ virus HIV trong máu thấp, vì thế nguy cơ lây nhiễm cũng thấp hơn. Hơn nữa, 19 cán bộ y tế tham gia cấp cứu người bệnh tuy không kịp dùng các phương tiện bảo hộ chuyên biệt nhưng đều có đeo găng tay nên nguy cơ lây nhiễm cũng rất thấp.

Ông Cảnh cho biết trong 2 năm 2013 và 2014, mỗi năm có hơn 950 ca phơi nhiễm HIV trong quá trình điều trị, cấp cứu người bệnh. Nếu bị phơi nhiễm, thuốc dự phòng cần được uống trong vòng 72 giờ đầu sau khi phát hiện. “Cho đến nay, hàng ngàn nhân viên y tế đã bị phơi nhiễm trong các năm qua nhưng chưa có trường hợp nào nhiễm HIV. Đây là trường hợp phơi nhiễm HIV đông nhất từ trước tới nay, với 19 nhân viên y tế trong cùng một kíp trực cấp cứu người bệnh có HIV” - ông Cảnh nhấn mạnh.

Đại diện Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS cho biết ở Hà Nội, hơn 10 năm qua chưa ghi nhận trường hợp nhân viên y tế nào bị nhiễm HIV trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS.

Tuy nhiên, sau sự việc trên, ông Nguyễn Duy Ánh cũng đưa ra khuyến cáo cần rút kinh nghiệm đối với BV và với nhiều phòng khám cấp cứu ở các BV phụ sản khác. Đó là cần trang bị sẵn những bộ bảo hộ phẫu thuật phòng lây nhiễm HIV cho bác sĩ ngay tại phòng khám cấp cứu.

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, nhấn mạnh sự việc cũng là một bài học để các cơ sở tế thực hiện đúng các quy trình về bảo hộ đối với nhân viên y tế. Bộ Y tế yêu cầu các BV rà soát, tăng cường công tác quản lý, cung cấp những trang thiết bị bảo hộ dành cho dự phòng lây truyền tại các khoa cấp cứu để các cán bộ y tế kịp thời sử dụng nhanh trong tình huống cấp cứu người bệnh, giảm nguy cơ phơi nhiễm HIV.

Đề phòng nguy cơ lây nhiễm

Trước băn khoăn của dư luận về việc 19 y, bác sĩ có bị phơi nhiễm HIV hay không, bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm - Trưởng Khoa virus, ký sinh trùng BV Bệnh nhiệt đới trung ương - khẳng định không có trường hợp nào có nguy cơ. Bác sĩ Lâm cho biết phơi nhiễm là khi máu bắn qua mắt, niêm mạc; khi mổ, khâu cho bệnh nhân bị dao cứa hoặc bị kim đâm qua găng tay.

Theo quy định của Bộ Y tế, trường hợp 19 y, bác sĩ này chưa đủ tiêu chuẩn gọi là phơi nhiễm. Tuy nhiên, bác sĩ Lâm lưu ý phải đề phòng nguy cơ lây nhiễm từ các mẫu máu, dịch, cơ thể của người bệnh trong quá trình cấp cứu, điều trị. Do đó, các cơ sở y tế phải hiểu biết và tuân thủ quy định về bảo hộ y tế.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo