xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Động vật hoang dã thành món bình dân

Minh Khanh

Nạn tiêu thụ động vật hoang dã có xu hướng ngày càng gia tăng, trong khi việc phòng chống và xử lý bị “níu chân” vì quy định pháp luật còn chồng chéo

Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa công bố kết quả khảo sát về kiến thức, thái độ, hành vi liên quan đến sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã (ĐVHD) và kết quả rà soát văn bản pháp luật, chính sách quản lý, bảo tồn ĐVHD nguy cấp quý hiếm. Hai cuộc khảo sát này do Viện Xã hội học thực hiện với sự tài trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu trong khuôn khổ dự án Tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học thông qua cải cách chính sách và thay đổi hiện trạng tiêu thụ các loại ĐVHD ở Việt Nam.

Xu hướng “bình thường hóa”

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát một số người trong độ tuổi từ 20-69 tại toàn bộ 10 quận của TP Hà Nội xung quanh vấn đề sử dụng sản phẩm từ ĐVHD.

Kết quả có 69% số người được hỏi đã từng sử dụng ĐVHD làm thực phẩm, 67% sử dụng làm thuốc và 12% sử dụng làm đồ trang sức. Rắn, trăn được dùng làm thực phẩm nhiều nhất với tỉ lệ 49%, thứ hai là hươu với tỉ lệ 29%; ngoài ra còn có tê tê, rùa, linh trưởng... Sử dụng cho mục đích làm thuốc chữa bệnh thì gấu và hổ chiếm tỉ lệ cao nhất với 49%.

Một số loài như voi, hổ, chim, cá sấu... được sử dụng nhiều cho mục đích trang trí. Về đối tượng thì nam giới sử dụng ĐVHD nhiều hơn nữ giới và nhóm tuổi từ 20-34 sử dụng nhiều ĐVHD nhất.

“Nạn nhân” của các vụ săn bắt, mua bán động vật hoang dã được đưa về Trung tâm Cứu hộ gấu Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc  Ảnh: Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên

“Nạn nhân” của các vụ săn bắt, mua bán động vật hoang dã được đưa về Trung tâm Cứu hộ gấu Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc Ảnh: Thu Sương

Một điều đáng ngạc nhiên là các yếu tố như “may mắn, thịnh vượng hay thú chơi thời thượng” lại không phải là nguyên nhân chính trong việc sử dụng ĐVHD mà do người tiêu dùng tin vào các công dụng của sản phẩm từ ĐVHD như chữa được bệnh, bồi bổ cơ thể, món ăn ngon, lạ... Những nhận thức này một phần hình thành từ kinh nghiệm lưu truyền dân gian, một phần từ chính lời khuyên của bác sĩ, kinh nghiệm truyền miệng và cả chính từ quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm từ ĐVHD đã trở nên bình dân hơn chứ không chỉ đơn thuần để thể hiện đẳng cấp, địa vị như trước kia.

Theo các chuyên gia bảo tồn, đây là điều rất đáng lo ngại bởi việc sử dụng ĐVHD trở nên bình thường, đồng nghĩa với mức độ sử dụng sẽ gia tăng. Minh chứng cho điều đó là khoảng 19% người tiêu dùng được hỏi cho biết họ có ý định bắt đầu hoặc tiếp tục sử dụng thực phẩm làm từ ĐVHD. Thậm chí, nhóm người ban đầu phản đối nhưng sau đó lại sử dụng ĐVHD, tỉ lệ này là 35%.

Theo nhận định của nhóm khảo sát, TP Hà Nội có “tiềm năng” rất lớn trong việc tiêu thụ và sử dụng ĐVHD, tập trung vào mục đích thực phẩm và làm thuốc.

Quá trình khảo sát cũng cho thấy việc tiếp cận sản phẩm từ ĐVHD khá dễ dàng. Việc quảng cáo thuốc cũng gián tiếp đẩy mạnh tiêu thụ ĐVHD.

Nghịch lý thừa và thiếu

Một trong những lỗ hổng lớn trong công tác bảo tồn ĐVHD tại Việt Nam là sự hạn chế và bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật. Nhóm khảo sát của Viện Xã hội học đã chỉ ra rất nhiều sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Chẳng hạn, điều 9 Nghị định 32/2006 cho phép kinh doanh, chế biến với mục đích thương mại các loại động vật rừng nguy cấp, hiếm thuộc nhóm 1B là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của nhà nước không có khả năng cứu hộ, thả về môi trường. Quy định này mâu thuẫn và không nhất quán với quy định chung của pháp luật là cấm buôn bán, săn bắn động vật hoang dã.

Việc cho phép chế biến kinh doanh dẫn đến cấm chưa triệt để và không đủ sức răn đe, thậm chí có thể làm gia tăng số vụ vi phạm và đi ngược lại nguyên tắc bảo tồn loài. Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất điều chỉnh hoặc thay thế Nghị định 32 để thống nhất với Nghị định 160/2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. Đồng thời, bãi bỏ quy định cho phép đấu giá tang vật là ĐVHD còn tươi sống, động vật rừng bị yếu, bị thương như trong Nghị định 157/2013.

Trong khi đó, nước ta lại thiếu các quy định về xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm liên quan đến ĐVHD cấp quý hiếm. Chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe. Chẳng hạn, theo Nghị định 157/2013, dẫu có bắt được số lượng lớn ĐVHD quý hiếm cũng chỉ bị xử phạt cao nhất là 500 triệu đồng.

Cấm nhưng lại thừa nhận!

Theo Nghị định 157/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, các mức phạt đều căn cứ vào giá trị quy ra tiền của động vật. Nhóm nghiên cứu của Viện Xã hội học cho rằng quy định này là bất hợp lý và phi logic bởi nếu đã cấm lưu hành hàng hóa là ĐVHD thì trên thị trường sẽ không có giá tham chiếu để xử phạt. Còn khi thừa nhận giá trị giao dịch thì cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận một thị trường phi pháp (còn gọi là thị trường chợ đen) đang tồn tại. Thực tế, có rất nhiều vụ vi phạm không xử lý được vì không có giá tham chiếu. Vì thế, nhóm nghiên cứu đề xuất nên bỏ yếu tố giá cả trong các căn cứ xử phạt, chỉ cần xét trên cơ sở loài, họ, số lượng cá thể... mà thôi.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo