xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A gây lo lắng

THU SƯƠNG - XUÂN HOÀNG

Người dân tỉnh Đồng Nai rất bức xúc trước việc nhà đầu tư đưa ra những ý kiến phiến diện, thiếu khách quan về hai dự án thủy điện này

Ngày 26-10, Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) tỉnh Đồng Nai phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức hội thảo khoa học về tác động của hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đối với vùng hạ lưu và tỉnh Đồng Nai. Hai dự án thủy điện gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua.

Người dân: Phải giữ rừng

Ông Võ Văn Chánh, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai, khẳng định dù hai dự án không nằm trên địa bàn tỉnh nhưng sông Đồng Nai đóng vai trò quan trọng trong đời sống- kinh tế- xã hội, do đó việc xây dựng công trình chắc chắn tác động lớn đến Đồng Nai. Ngoài ra, hai dự án này còn chuyển đổi một phần đất rừng của Vườn Quốc gia Cát Tiên- đang được đệ trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.
img
Khu vực dự kiến xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Ảnh: XUÂN HOÀNG

Đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai thông báo tại hội thảo: Người dân trong tỉnh đặc biệt quan tâm và lo lắng về hai dự án này. Người dân rất bức xúc trước việc nhà đầu tư đưa ra những ý kiến phiến diện, thiếu khách quan. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng tựu trung lại là sự lo lắng về thiếu nước, nhiễm mặn nguồn nước… bởi lẽ đại bộ phận người dân đều ý thức được, ảnh hưởng của dự án không chỉ trong ngày một ngày hai mà tác động lâu dài đến các thế hệ mai sau. Đặc biệt là đối với Vườn Quốc gia Cát Tiên- nguồn tài nguyên quý giá được sánh như “rừng vàng biển bạc”, người dân Đồng Nai có nguyện vọng giữ nguyên diện tích rừng tự nhiên.

Nhà khoa học: Hết sức cẩn trọng!

Thừa nhận mình chưa được nghiên cứu nhiều về đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Cát Tiên nhưng GS-TS Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học-Công nghệ và Quản lý môi trường, tỏ ra khá nặng lòng với khu sinh quyển này. “Nếu chúng ta cho phép làm thủy điện ngay trong Vườn Quốc gia hay khu bảo tồn sinh quyển, có tạo tiền lệ xấu cho các Vườn Quốc gia khác không? Hơn nữa, sông Đồng Nai với lưu vực của nó, đã phải trải qua ít nhất 5,5 triệu năm, để có sự uốn lượn qua các dạng địa hình địa mạo đã phải mất nhiều thế kỷ biến cải mới có lưu vực và dòng chảy ổn định như ngày nay. Ấy vậy mà con người đã bắt sông quá tải, bắt nó “sống” trái quy luật tự nhiên. Nếu sông Đồng Nai đổi dòng, thảm họa tất yếu sẽ xảy ra như: lũ quét và đại hồng thủy cho cả dân cư và hệ sinh thái lưu vực. Thử xem lại trên lưu vực đã có 16 đập lớn và hàng chục đập nhỏ thì sức chịu tải có vượt quá không? Sao chưa thấy nhà quy hoạch nào đề cập”- GS-TS Bá trăn trở.

Cùng suy nghĩ, PGS-TS Phùng Chí Sỹ, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam (VACNE), cũng cho rằng nếu phân tích về lý thuyết các thông số mà chủ đầu tư đưa ra thì thấy có hiệu quả giảm xả lũ mùa kiệt, tăng nước mùa khô. Tuy nhiên, điều này chỉ thực hiện được khi có quy chế vận hành liên hồ giữa các thủy điện trên sông Đồng Nai. “Nhiều ý kiến tính toán sẽ mất bao nhiêu tiền nếu mất 137 ha Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tuy nhiên, giá trị của Vườn Quốc gia Cát Tiên không thể quy ra bằng tiền, vì đây là tài sản vô giá. Cần có nhiều nghiên cứu độc lập hơn nữa để đi đến những kết luận về hai dự án thủy điện này”- PGS-TS Sỹ nhấn mạnh.

Hơn 20 nhà khoa học tham gia với từng ấy bài tham luận, song ngoại trừ ông Trần Văn Thành, Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên và TS Vũ Ngọc Long, Viện phó Viện Sinh học nhiệt đới, người có thâm niên trên 25 năm nghiên cứu về Vườn Quốc gia Cát Tiên, các chuyên gia còn lại đều thừa nhận chưa có điều kiện nghiên cứu sâu khu vực này, hầu hết  thông tin về dự án mà họ tiếp cận được là từ báo chí và đánh giá tác động môi trường của chủ đầu tư. Vì vậy, các tác động của dự án đến địa phương này vẫn còn khá mơ hồ, trong khi chủ đầu tư vẫn thiếu các biện pháp giảm thiểu và bù đắp cụ thể cho những mất mát về môi trường sinh thái.

Thủy điện Đồng Nai 5 nằm ngoài ranh giới Vườn Quốc gia Cát Tiên, chỉ tác động gián tiếp nhưng các tổ chức quốc tế đã quan tâm và cân nhắc kỹ đến việc cho vay vốn, trong khi thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nằm hẳn trong diện tích Vườn Quốc gia nên cần phải được nghiên cứu thật cẩn trọng và thấu đáo.
(Trích ý kiến ông Trần Văn Thành, Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên)

GS-TS Lâm Minh Triết, Phó chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam (VACNE):

Tôi rất băn khoăn và lo lắng!

* Phóng viên: Ông ủng hộ hay phản đối hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A?

img

- GS-TS Lâm Minh Triết: Để ủng hộ hay phản đối phải nghiên cứu kỹ hai dự án cũng như tác động của nó đến khu vực. Trong khi đó, tôi thì chưa có điều kiện tiếp cận dự án cũng như nghiên cứu kỹ khu vực ảnh hưởng dự án.

* VACNE đã tổ chức hội thảo, sau đó có công văn trình Chính phủ và các bộ ngành liên quan đề nghị cấp phép hoạt động cho hai dự án này. Điều đó có nghĩa là ông cũng ủng hộ dự án vì ông là Phó chủ tịch VACNE?

- Việc tổ chức hội thảo và gửi đơn kiến nghị là của ông Hòe (PGS-TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng Ban Phản biện xã hội của VACNE-PV) và một số người khác, tôi không được mời tham dự và thời gian đó tôi ở nước ngoài. Vả lại, Luật Đa dạng sinh học đã quy định trách nhiệm của VACNE là bảo vệ môi trường, còn họ ủng hộ dự án chắc là có lý do. Tôi sẽ tìm hiểu lại việc này.

* Vậy quan điểm của ông về hai dự án này?

- Hai dự án này không chỉ tác động đến hệ thống sông Đồng Nai, sản xuất nông nghiệp của người dân hai bên bờ sông, đặc biệt là dự án nằm trong vùng nhạy cảm: Vườn Quốc gia Cát Tiên, sẽ đặt ra những thách thức lớn đối với hệ sinh thái toàn khu vực… Trong khi đó, đánh giá tác động môi trường của dự án quá sơ sài, còn nhiều hạn chế, trình bày mang tính định tính và ít thuyết phục nên gây nhiều tranh cãi và lo lắng cho các nhà khoa học, nhà quản lý và dư luận. Bản thân tôi cũng rất băn khoăn và lo lắng. Tôi nghĩ cần có những nhà chuyên môn nghiên cứu, đánh giá toàn diện trên tinh thần khoa học và cơ sở thực tiễn về hai dự án.

* Hai tổ chức quy tụ nhiều nhà khoa học là Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) và VACNE  đã tổ chức hội thảo khoa học, đã có những kiến nghị trái ngược nhau, ngay cả các địa phương cũng vậy. Theo ông, phải làm sao để tìm được tiếng nói chung và giải pháp hợp lý?

- Tôi nghĩ “địa chỉ” chính xác nhất là Bộ TN-MT. Cơ quan này phải đứng ra nghiên cứu, lấy ý kiến người dân và tổ chức hội thảo với đầy đủ tổ chức chuyên môn và cơ quan chức năng để có những đánh giá chính xác nhất về được- mất của hai dự án này.

Thu Sương thực hiện

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo