xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Du lịch đường sông èo uột

NHẬT MINH

Tình trạng thiếu bến bãi, cầu cảng, điểm dừng chân đặc sắc dọc hai bên bờ cũng như ô nhiễm môi trường và một số tuyến có giá thành quá cao... đã khiến loại hình đầy tiềm năng này luôn “mắc cạn”

Sáng 18-10, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TPHCM đã tổ chức khảo sát tuyến du lịch đường sông Tàu Hũ - Bến Nghé (dọc đại lộ Đông Tây, nay là đường Võ Văn Kiệt); đồng thời giám sát tình hình đầu tư phát triển ngành du lịch từ đầu năm đến nay, đặc biệt là du lịch đường sông.

“Mắc cạn” trong tiềm năng lớn

Theo Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH MTV (Saigontourist), du lịch đường sông tại TPHCM được khai thác 10 năm trở lại đây nhưng quy mô hiện còn rất nhỏ lẻ. Thống kê cho thấy tiềm năng khai thác du lịch sông nước ở TPHCM rất dồi dào, tiêu biểu là các tuyến xuất phát từ bến Bạch Đằng đi bán đảo Thanh Đa, Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi, tỏa về Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và sang tận Campuchia.

Tuy nhiều nhưng trong các tuyến tầm trung (đi Cần Giờ, Củ Chi, Đồng Nai, Bình Dương), chỉ có tuyến Củ Chi thu hút được khách vì có điểm tham quan hấp dẫn, giá cả phải chăng. Các tuyến còn lại hoạt động èo uột vì nhiều lý do, đơn cử là khu du lịch Vàm Sát do Công ty TNHH MTV Du lịch Phú Thọ quản lý.
img
Du khách tham quan khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Ảnh: TẤN THẠNH
Khu vực này rất phù hợp phát triển du lịch đường sông và được bao bọc bởi các sông lớn như Vàm Sát, Lò Rèn, Dinh Bà… Tuy đã đưa vào hoạt động một số tour nhưng lượng khách rất ít do thiếu bến bãi, cơ sở hạ tầng và dịch vụ còn đơn điệu. Tương tự, tình hình hoạt động của các tuyến đi Long An, Tiền Giang, Campuchia hiện nay cũng rất eo sèo, thậm chí một số tuyến không còn hoạt động.

Nguyên nhân khiến du lịch đường sông hoạt động èo uột là tình trạng thiếu bến bãi, cầu cảng, thiếu các điểm dừng chân đặc sắc dọc hai bên bờ, ô nhiễm môi trường và một số tuyến có giá quá cao. Ngoài ra, việc quy hoạch phát triển dài hạn của ngành du lịch đường sông chưa được cơ quan chức năng quan tâm đúng mức khiến loại hình đầy tiềm năng này luôn “mắc cạn”, nhất là khi triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tập trung phát triển “đặc sản”

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Ban Kinh tế -Ngân sách, cho rằng các đơn vị khai thác du lịch cần bố trí ngay các điểm dừng chân để du khách có cơ hội tìm hiểu về đặc trưng văn hóa sông nước, tránh để họ lênh đênh trên sông trong thời gian quá dài dễ gây nhàm chán. Ông Lâm cho rằng phía Saigontourist cũng phải chủ động liên kết với các tỉnh thành miền Tây và Đông Nam Bộ, như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ để đưa thêm những điểm đặc sắc và đặc trưng vùng miền vào các tour du lịch. Để phát triển bền vững, bản thân ngành du lịch cũng cần phải có quy hoạch cụ thể và phù hợp với quy hoạch chung của TP, nhất là trong giai đoạn 2015 -2020.

Bên cạnh việc đẩy mạnh khai thác các tour nội thành đang hút khách như Bạch Đằng - Thanh Đa, Bạch Đằng - Nhà Bè, tuyến vòng quanh bán đảo Thanh Đa - Bình Quới, Bạch Đằng - kênh Tàu Hũ - Rạch Đỉa - Phú Xuân - ngã ba Nhà Bè - làng Nghệ sĩ, các đơn vị khai thác du lịch đang tập trung khai thác thử nghiệm nhiều tuyến mới.
 
Cụ thể, Làng Du lịch Bình Quới dự kiến tổ chức một số tour đường sông trong thời gian tới, gồm: Bến Bạch Đằng - đại lộ Đông Tây, Bến Bạch Đằng - bán đảo Thanh Đa - Bình Quới, Sài Gòn - Bến Dược (địa đạo Củ Chi), Sài Gòn - khu du lịch sinh thái Cần Giờ, tour nghỉ dưỡng cuối tuần như Sài Gòn - cù lao Thới Sơn - cồn Phụng, Sài Gòn - Bình Nhâm - Bình Dương. Tuyến tham quan khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ xuất phát từ bến Bạch Đằng nối kết giữa rừng nguyên sinh - sông, rạch - biển được xác định sẽ là sản phẩm nổi bật, mang tính khác biệt cao nếu khai thác bài bản.

Ngoài ra, một trong những điểm nhấn khác cần khai thác chính là tuyến Tàu Hũ - Bến Nghé nằm dọc đại lộ Đông Tây. Khu vực này còn nhiều nhà cổ, nếu xử lý tốt nguồn nước sẽ tái hiện được hình ảnh Sài Gòn - Gia Định “trên bến dưới thuyền”.

Tàu nhà hàng thu hút khách ngoại

Hiện tại, Saigontourist có 5 đơn vị thành viên đang khai thác loại hình du lịch đường sông, gồm: Công ty TNHH MTV Dịch vụ lữ hành Saigontourist, Làng Du lịch Bình Quới, Công ty Du lịch sinh thái Cần Giờ, Công ty TNHH MTV Du lịch Phú Thọ và Công ty Cổ phần Du thuyền Nam Sài Gòn. Trong đó, Làng Du lịch Bình Quới thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài với loại hình tàu nhà hàng tham quan sông Sài Gòn. Công ty Du lịch sinh thái Cần Giờ cũng thu hút được 40.000 lượt khách tham quan căn cứ rừng Sác (tính đến tháng 9-2012).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo