xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa con ra khỏi bóng tối: Gian nan hòa nhập

NGỌC DUNG - ĐẶNG TRINH

Số trẻ bị tự kỷ ngày càng gia tăng song hiện vẫn chưa có một trường học chuyên biệt đúng nghĩa hay bộ tài liệu, giáo trình chuẩn nào dành riêng cho các cháu

Có một nghịch lý đáng buồn là dù nhiều bậc phụ huynh đang phải chật vật tìm kiếm nơi tin cậy để chữa trị cho con em bị tự kỷ, các cơ quan quản lý vẫn thờ ơ trước tình trạng này. Trong khi đó, các trung tâm, trường mầm non dạy trẻ tự kỷ của tư nhân mọc lên như nấm với học phí rất đắt đỏ nhưng không biết chất lượng đến đâu do không được bất kỳ tổ chức nào kiểm định.

Khổ cả gia đình lẫn nơi điều trị

Khi thiếu vắng trường chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ ở các địa phương, nhiều gia đình đành gửi con em vào những trường học thông thường. Chị Trần Thị Quyên, ngụ tỉnh Nam Định, phát hiện con mình mắc bệnh tự kỷ từ khi lên 2 tuổi. Sau 1 năm điều trị tại Khoa Tâm bệnh Bệnh viện (BV) Nhi trung ương, con chị đã có thể nói nhưng vẫn hay la hét và tăng động. Vì thường đánh bạn học nên con chị Quyên không được nhận vào lớp. Vì vậy, sau mỗi đợt điều trị ở BV, chị phải đưa con về nhà và do không được ôn lại những gì đã học nên cháu rất hay quên, hiệu quả điều trị rất thấp.

Bé Nguyễn Hữu Bình (ngụ tỉnh Bắc Ninh) được nhận vào lớp giáo dục đặc biệt của Khoa Tâm bệnh BV Nhi trung ương khi đã gần 4 tuổi. Trước lời đề nghị cho Bình học hòa nhập khoảng 2 tháng rồi mới “nhập học”, chị Vân, mẹ của bé, cực kỳ bối rối. Theo chị Vân, khi 3 tuổi, Bình đã được đi học nhưng đến lớp, bé rất nghịch ngợm, khó bảo lại hay cắn cấu các bạn nên chỉ được một thời gian, cô giáo đành trả về nhà. Chị tiếp tục xin cho Bình học tại một trường tư nhưng khi thấy bé có các biểu hiện bất thường, các cô giáo đã đề nghị gia đình để con nghỉ học đi chữa bệnh.

 

Một giờ học của trẻ tự kỷ tại Khoa Tâm bệnh Bệnh viện Nhi trung ương (Hà Nội) 
Ảnh: NGỌC DUNG
Một giờ học của trẻ tự kỷ tại Khoa Tâm bệnh Bệnh viện Nhi trung ương (Hà Nội) Ảnh: NGỌC DUNG

 

Tại Khoa Tâm bệnh, Bình là 1 trong hơn 20 đứa trẻ đang được điều trị bằng những bài học nhận biết với các món đồ chơi, hình ảnh nhiều màu sắc, những âm thanh sống động, giao tiếp qua tranh. Theo cô giáo Chử Thị Lê (Khoa Tâm bệnh), Bình bị tự kỷ nhiều hành vi. Với những trẻ như vậy, giáo viên rất vất vả trong việc “đánh thức” cũng như thu hút sự tập trung của các cháu vào bài học bởi chúng vận động liên tục nhưng lại rất nhanh chán.

Các cô giáo cho biết việc trị liệu cho trẻ tự kỷ khá khó khăn. Không chỉ điều trị tâm lý, các cô còn phải kiên trì tập cho trẻ những hành vi đơn giản nhất như ăn uống, đi vệ sinh. Có trẻ 4-5 tuổi ăn bim bim, bánh kẹo thì nhai bình thường nhưng nếu ăn cơm, cháo thì nuốt chửng. Nhiều trẻ không thể ngồi bô hay vào toilet mà phải lên giường nằm, đóng bỉm rồi mới đi tiểu hay đại tiện được.

Hiệu quả thấp

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, trong năm học 2013-2014, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật TP đã tổ chức chẩn đoán và đánh giá năng lực cho học sinh tiểu học gặp khó khăn trong học tập ở 3 huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ. Gần 500 học sinh đã được kiểm tra. Hiện nay, TP HCM có 26 trường chuyên biệt, gồm 18 trường công lập và 8 trường ngoài công lập với 7.751 học sinh khuyết tật.

Ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật TP HCM, đánh giá hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập đã và đang có những tiến bộ tích cực. Số trẻ tham gia học hòa nhập ngày càng tăng. Trẻ được quan tâm hơn trong môi trường học tập hòa nhập. Phụ huynh cũng đã hợp tác hơn với nhà trường để điều trị cho trẻ. Tuy nhiên, do sĩ số các lớp có học sinh hòa nhập vẫn còn đông, trong khi học sinh thuộc nhiều dạng tật cũng như biểu hiện hành vi khác nhau, đa số không có sự tập trung… dẫn đến chất lượng giáo dục hòa nhập chưa đạt hiệu quả cao.

 

Tấm lòng người dạy dỗ

Hằng tuần, Khoa Tâm bệnh - BV Nhi trung ương dành buổi sáng thứ ba để tư vấn về giáo dục trẻ tự kỷ và luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bậc phụ huynh. Tại đây, phụ huynh và những người quan tâm đến bệnh tự kỷ được tư vấn kiến thức về chứng tự kỷ, cách chữa trị. Với nhiều người không may có con mắc bệnh, đây luôn là những kiến thức mới và vô cùng hữu ích.

Quan sát một buổi học tự kỷ ở Khoa Tâm bệnh, chúng tôi mới cảm nhận được sự kiên nhẫn của các cô giáo. Để giúp trẻ những điều tưởng như rất đơn giản như biết kéo quần, biết tên của mình, biết dùng ngón trỏ để chỉ đồ vật, biết gõ cửa để vào nhà, biết nói “cảm ơn”..., cả cô lẫn trò phải nỗ lực rất nhiều.

“Có khi cô đang hướng dẫn cho bé thì bé đứng bật dậy, đánh “bốp” vào mặt cô. Nhiều bé giật đồ chơi từ tay cô rất hồn nhiên. Trong giờ học, việc bé tè luôn ra lớp hay ị đùn trên ghế là không hiếm” - cô Phạm Kim Chi, người đã nhiều năm gắn bó với các trẻ bị tự kỷ, cho biết. Chìa cánh tay còn vết thâm, cô Chi cười xòa: “Học trò yêu cô nên cấu tay cô để giành đồ chơi”.

Cô giáo Chử Thị Lê tâm sự: “Hơn 10 năm gắn bó với công việc này, dù đã lên chức bà ngoại và chẳng bao lâu nữa về hưu nhưng còn ngày nào được gắn bó với công việc thì tôi vẫn hết lòng dạy dỗ trẻ tự kỷ như con cháu mình. Nhiều khi rất bực nhưng vẫn phải kiềm chế, nhẹ nhàng bởi chúng tôi hiểu rằng đó là bệnh lý. Để chữa được căn bệnh này hay làm giảm nhẹ các biểu hiện của bệnh, cần có sự kiên trì của cha mẹ, giáo viên và người thầy thuốc”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo