xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng chạy theo vốn đăng ký

THANH NHÂN

Việt Nam cần có thông điệp chính sách rõ ràng hơn để thu hút FDI hiệu quả và phát triển bền vững

Theo PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Giá cả (Bộ Tài chính), số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt 280 triệu USD trong tháng 1-2013 là tín hiệu tích cực, được giới chuyên môn dự báo khả năng thu hút đầu tư khá trong năm 2013. Tuy nhiên, thực thi giải ngân thế nào mới là vấn đề đáng quan tâm.

Vốn ảo nhiều

Thời gian qua, vốn đăng ký đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao nhưng tỉ lệ giải ngân rất thấp. Tính đến tháng 11-2012, giải ngân vốn FDI mới đạt hơn 100 tỉ USD, chiếm gần 47% tổng vốn đăng ký. Những năm gần đây, không ít dự án đầu tư nước ngoài khi công bố vốn đăng ký rất cao nhưng tốc độ giải ngân nhỏ giọt hoặc đăng ký để được cấp đất dự án theo kiểu “xí phần” và “mượn đầu heo nấu cháo”. Nhiều dự án sắt thép, xi măng tiêu tốn quá nhiều năng lượng; các dự án sân golf lấy đất lúa rồi bỏ hoang… nhan nhản khắp nơi. Một số dự án nhập khẩu vào Việt Nam máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, chưa quan tâm đến nghiên cứu và phát triển (R&D) trong khi một số dự án khác thiết bị công nghệ bị đánh giá quá cao, có biểu hiện chuyển giá.

Sau 25 năm thu hút đầu tư nước ngoài (1987-2012), nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ nhiều tồn tại kéo dài như hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư chưa đồng bộ; các văn bản hiện hành về FDI thiếu rõ ràng, thậm chí còn chồng chéo, tạo ra cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng vào thực tiễn ở các cấp. Các chính sách đầu tư kém hấp dẫn, còn dàn trải, chưa tập trung đúng mức vào các ngành, lĩnh vực và địa bàn cần thu hút đầu tư. Hệ thống hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng chưa tạo điều kiện tốt để dòng vốn FDI phát huy hiệu quả. Mặt khác, nguồn nhân lực trình độ cao còn thiếu trầm trọng. Ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp (DN) FDI. Việt Nam gần như chưa định vị được vị trí của mình trên chuỗi giá trị toàn cầu; chưa thực hiện được mối liên kết giữa DN trong nước và FDI cũng như các quy hoạch phát triển vùng một cách nghiêm túc.

Cần sớm hoàn thiện luật

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam cần thể hiện thông điệp chính sách rõ ràng hơn nhằm thu hút FDI chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững. Để khơi thông dòng vốn FDI, ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố hàng đầu. Các DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam và nhiều nhà đầu tư tiềm năng đang rất quan tâm đến tiến trình giảm lạm phát, hạ thấp lãi suất tín dụng, ổn định tỉ giá. Song song đó, mở rộng thị trường nội địa để tạo ưu thế về quy mô thị trường, đặc biệt là ưu thế về đặc tính tiêu dùng của người Việt Nam.

Vấn đề cấp bách nhất hiện nay là cần sớm hoàn thiện Luật Đầu tư. Do chưa quy định rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài nên việc xác định địa vị pháp lý, điều kiện thủ tục đầu tư, kinh doanh của các đối tượng này chưa thống nhất, cần sớm sửa đổi. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện đầu tư và lĩnh vực đầu tư có điều kiện phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài; hoàn thiện quy định về lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài; hoàn thiện các quy định về phân cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như các quy định thủ tục thực hiện các dự án đầu tư, xúc tiến đầu tư… 

Khi nền kinh tế đang bước vào giai đoạn tái cơ cấu toàn diện, thông điệp về thu hút FDI mới của Chính phủ cũng chính là cam kết cho một môi trường pháp lý về đầu tư và kinh doanh thuận lợi, công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, thông điệp này phải tới được các cấp lãnh đạo địa phương - những người sẽ ký giấy chứng nhận đầu tư theo phân cấp.

Chờ... nghị quyết

Giới đầu tư đang trông chờ vào sự ra đời của nghị quyết về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý vốn FDI đến năm 2020 để có quyết định hướng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Trong yêu cầu nội dung dự thảo, Thủ tướng Chính phủ lưu ý phải nắm rõ những cơ chế, chính sách cụ thể thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; phân công cán bộ, cơ quan liên quan chủ trì nghiên cứu đề xuất, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đó. Mục tiêu quan trọng nhất là tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ ràng, bảo đảm môi trường đầu tư của Việt Nam không kém hấp dẫn so với các nước trong khu vực.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo