xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để thua trên sân nhà

TS Lê Đăng Doanh

Ngân hàng ANZ vừa công bố một báo cáo gây sự chú ý của công luận: “ASEAN - chân trời kế tiếp” (The next horizon). Báo cáo tiên đoán trong 10-15 năm tới, ASEAN sẽ trở thành động lực tăng trưởng thứ ba ở châu Á, trở thành khối kinh tế lớn thứ 5 thế giới và thay thế Trung Quốc làm “công xưởng thế giới”...

Báo cáo phân ASEAN thành 3 nhóm kinh tế, trong đó Việt Nam được cho là cùng tham gia vào 2 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam, phát triển dựa trên lao động giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên và ưu thế địa chính trị. Nhóm thứ hai gồm những nền kinh tế trung bình, trong đó có Thái Lan - Việt Nam - Indonesia - Philippines, tập trung phát triển công nghiệp - dịch vụ. Nhóm thứ ba công nghệ cao gồm Singapore và Malaysia.

Việt Nam vốn là nước đi tiên phong về hội nhập quốc tế, xét về các cam kết thương mại tự do ký kết, chỉ sau Singapore trong 10 nước ASEAN. Nếu các hiệp định đang đàm phán được ký kết, Việt Nam sẽ có quan hệ thương mại tự do với 55 nền kinh tế thế giới, mở ra thị trường xuất khẩu rộng lớn và thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài.

Vấn đề là để có chỗ đứng trong “công xưởng thế giới”, chúng ta phải nắm bắt được cơ hội bằng hành động và thực lực của nền kinh tế. Song, đây lại là rào cản bởi hiện nay, xét về năng lực cạnh tranh, kinh tế Việt Nam vẫn xếp thấp, chỉ hơn 3 nước Campuchia, Lào và Myanmar.

Trong khi đó, những hạn chế về thể chế đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Minh chứng là trong khi năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chỉ xếp thứ 68 trên 144 nền kinh tế thì chi phí ngoài pháp luật ở Việt Nam xếp 109.

Lợi thế của Việt Nam là lao động trẻ, học nhanh, khéo tay nhưng trình độ đào tạo thấp, kỷ luật lao động công nghiệp kém, trong khi  nông dân, ngư dân ít được đào tạo, lại càng không quen với kỷ luật lao động chặt chẽ của tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm quốc tế.

Một nhược điểm lớn khác của kinh tế Việt Nam là tỉ lệ doanh nghiệp gia đình còn quá lớn, chiếm đến 33,2% GDP; kinh tế tư nhân có đăng ký chỉ chiếm 11,2%, trong đó 96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 2%, doanh nghiệp lớn 2%. Không thể đòi hỏi kinh tế gia đình với cửa hàng phở, bún nhanh chóng có năng lực cạnh tranh quốc tế. Doanh nghiệp dân doanh cũng phải mất nhiều thời gian mới có thể phát triển công nghiệp và dịch vụ trợ giúp, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng.

Tái cơ cấu kinh tế, chuyển dịch mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hàm lượng khoa học - công nghệ, sáng tạo, nâng cao giá trị gia tăng là việc mà chúng ta phải làm ngay.

Trước những trở ngại trên, có thể nhận định với các bước hội nhập sâu rộng sắp tới, từ năm 2016 trở đi, đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực cải cách rất lớn để nắm bắt và trở thành “công xưởng thế giới”. Thách thức này sẽ ập đến ngay, không đợi chúng ta. Đây là thử thách có tính bước ngoặt, tiến lên hay thua ngay trên sân nhà.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo